Latest Entries »

 

TRẬT TỰ MỚI VÀ HOA KỲ

hay

VŨ KHÍ TRÀN LAN, QUÂN LỰC GIÀN TRẢI , ÂU LO VÀ ÁM ẢNH

Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Liên Bang Xô Viết (USSR) là đại cường đi tiên phong trong ngành sản xuất và xuất khẩu vũ khí, cung cấp và viện trợ cho Liên Minh Warsaw (Liên Minh Quân Sự do Nga lãnh đạo) bên cạnh các xứ khách hàng khác, như Cuba, Ai Cập, và  Syria.  Hoa Kỳ giữ địa vị thứ hai, ít ra cũng như một đáp ứng duy lý trước thái độ gây hấn của Liên Xô, như một phần thiết yếu trong “chính sách ngăn chặn lâu dài.”

Năm 1983, Tổng Thống Ronald Reagan đã gọi USSR một “đế quốc ma quỷ” (evil empire), như một phần  trong chính sách quân sự và bán vũ khí trên khắp thế giới, yểm trợ bởi đội quân Xô Viết bềngoài đang giữ vai trò huấn luyện và cố vấn quân sự.

Sau ngày USSR sụp đổ trong năm 1991, vai trò khống chếthị trường vũ khí thế giới một cách nào đó hình như cũng có vẻ ít  xấu xa hơn khá nhiều .

Trong thực tế, đối diện với tình trạng khuy khiếm lớn lao trong cân thương mãi, khối quân-sự-kỹ-nghệ hùng mạnh của Hoa Kỳ cũng đã tích cực tìm kiếm thị trường và ngày một  quyết tâm theo đuổi các cam kết quân sự toàn cầu nhiều hơn. Do đó, Hoa Thịnh Đốn đã phải tích cực tìm cách phát huy sản xuất và xuất khẩu các loại vũ khi trên một  tầm cỡ ngày một rộng lớn . Và trên bình diện nầy, Hoa Kỳ đã  thành công khả quan.

Ngày nay khi nói đến sản xuất và xuất khẩu vũ khí tàn sát hàng loạt, không một xứ nào khác, ngay cả “đế quốc ma quỹ Nga Sô” của Vladimir Putin, cũng chỉ có thể giữ một địa vị kém cỏi. Hoa Kỳ luôn khống chế guồng máy sản xuất và xuất khẩu  khổng lồ trên khắp thế giới.

Theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Thế Giới Stockholm, các hảng thầu Hoa Kỳ đã xuất khẩu một tổng số vũ khí trị giá 209,7 tỉ USD trong năm 2015, chiếm 56% tổng số sản ngạch vũ khí trên toàn cầu. Theo báo New York Times, 40 tỉ trong số đó đã được xuất khẩu đến một loạt các quốc gia, chiếm phân nửa tổng số các hợp đồng cung cấp vũ khí trên thế giới. Pháp chiếm hạng nhì (với 15 tỉ), và Nga Sô của Putin giữ hạng ba yếu ớt (với 11 tỉ) .

Xét theo ngạch số vũ khí sản xuất cho chính mình và toàn thế giới, Hoa Kỳ khá thoải mái với địa vị “siêu cường lớn nhất hoàn cầu”, hay một “siêu cường hiếu chiến”, tùy theo cách nhìn của bạn.” Thực vậy, dưới thời Tổng Thống Obama, trong vòng 5 năm kể từ 2010, ngạch số vũ khí xuất khẩu của Mỹ cũng đã vượt qúa tổng số xuất khẩu trong suốt thời Bush-Cheney đến 23%.

Không những khống chếáp đảo (gần  như độc quyền) ngạch số xuất khẩu vũ khí trong hai thập kỷ vừa qua, Hoa Kỳ còn là xứ gửi lực lượng quân đội nhiều nhất ra khắp thế giới. Ngoài hai cuộc chiến không ngừng tiếp diễn ở Iraq và Afghanistan, Hoa Kỳ còn liên tục đóng quân trên toàn cầu với khoảng 800 căn cứ quân sự, cùng lúc, hàng năm đã gửi các Lực Lượng Hành Quân Đặc Biệt đến đa sốcác xứ khác.

Như Nick Turse gần đây đã tường trình, “Từ Albania đến Uruguay, từ Algeria đến Uzbekistan, các lực lượng tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ  — như Navy SEALs và Army Green Berets — đã hiện diện trong 138 quốc gia trong năm 2006. Ngoài ra, trong năm rồi, các lực lượng hành quân đặc biệt đã được gửi đến trên 2/3 trong số khoảng 190 quốc gia. Trong khi một số các lực lượng nầy đều nhỏ, một số quan trọng khác  còn nỗ lực bán vũ khí dưới dạng thức FMS (FMS: foreign military sales hay bán vũ khí ra thế giới bên ngoài).

Nhiều người còn nhớ, trước đây các huấn luyện viên và cố vấn Hồng Quân, thường đi theo vũ khí của Liên Xô ra các nước. Ngày nay, nhìn quanh thế giới, bạn sẽ thấy phần lớn các huấn luyên viên và cố vấn, hầu hết đều khoác đồng phục quân nhân Hoa Kỳ, hay ít ra, các nhà thầu làm việc cho các công-ty-chiến-binh-đồng-minh-của-Ngũ-Giác-Đài (…). Thử nghiệm, phô trương, và trang bị vũ khí do Mỹ sản xuất, trong những vùng xa xôi, là sứ mệnh chung của giới quân sự Hoa Kỳ ngày nay, và sinh hoạt sản xuất và xuất khẩu ngày một bành trướng. Nếu tất cả các thứ trên cần được tóm tắt dưới một tên gọi, có thể là “Weapons & Warriors ‘R’ Us”, và đó cũng không phải chỉ là một hiện tượng quốc tế.

Chúng ta  cũng  cần xem xét đà bành trướng trong số lượng sản xuất và xuất khẩu vũ khí ở Mỹ.

Hiện nay,  khoảng 300 triệu vũ khí đang nằm trong tay người Mỹ, gần đủ để trang bị cho mọi công dân, lớn cũng như nhỏ, già cũng như trẻ. Chuyện cũ rích liên hệ đến  quảng cáo trước đây của hảng Colt Manufacturing cũng đã thành sự thật ở Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI: “Thượng Đế đã tạo ra con người; Súng Colt của chú Sam đã đem lại bình đẳng cho họ.”

Ngày nay, vũ khí đã lan tràn khắp nơi, và gần đây, chính ứng viên bộ trưởng giáo dục, Betsy De Vos, còn xác nhận trong các cuộc điều trần: ngay cả  các trường công lập chắc chắn cũng nên được trang bị vũ khí để chống lại các tên hùm xám khùng điên (nếu không phải các tên khủng bố Hồi Giáo). Ngay cả các thành phần tự do cực đoan cũng manh động, tự trang bị vũ khí tiếp theo sau cuộc bầu cử trong tháng 11, hình như cũng bị khích động bởi  nổi âu lo viễn tượng một sự cố “Trumpocalypse.”

Bệnh ghiền  vũ khí của người Mỹ nói chung đã được phản ảnh qua sự xuất hiện nhiều nhà tù, nhiều công ty an ninh, đem lại nhiều  việc làm, không như các nhà máy luyện thép hay biến chế phẩm, không dễ xuất khẩu ra nước ngoài.

Kể từ sau Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ luôn xuất khẩu hình ảnh của chính mình: không phải là  một hỗn hợp  dân chủ và tự do cổ điển, mà là vũ khí, trại tù, và các lực lượng an ninh.

Trên bình diện toàn cầu, “Sản Phẩm của Hợp Chủng Quốc”đã ngày một được liên kết với bạo động và chiến tranh.

Những xuất khẩu như thế ngày nay cũng chỉ là những nghiệp vụ bình thường, tầm thường đến độ, trong vài trường hợp, Hoa Thịnh Đốn rút cuộc đã vũ trang cho kẻ thù của chính mình.

Chỉ cần xem hàng trăm nghìn vũ khí hạng nhẹ gửi qua Iraq và Afghanistan, đã đơn thuần mất  dấu tích. Phần lớn rõ ràng đã được đem bán trong các chợ đen địa phương.

Vũ khí và trang bị phẩm Hoa Thịnh Đốn dành cho các lực lượng an ninh Iraq cũng chỉ để phải bỏ lại phía sau trên chiến trường cho ISIS chiếm hữu và sử dụng.

Cũng thử nhìn lại các nhà tù như Gitmo (Donald Trump cũng chẳng có ý định đóng cửa), Abu Ghraib, và một số các “trại đen” (black sites) trong nhiều năm đã từng được sử dụng làm nơi nghỉ chân, trạm giam giữ và tra tấn, và đã gây tai tiếng khó thể gột rửa cho Hoa Kỳ trên thế giới. Và các loại vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất như hơi cay và bom mìn (kể cả các đầu đạn chùm) cũng đã  được gửi đến những nơi như Yemen; đạn hơi cay đến Egypt, dưới nhãn hiệu “Sãn Phẩm của Hoa Kỳ” (Made in the USA” labels).

Và điều kỳ lạ là hầu hết người Mỹ vẫn dửng dưng hoặc thờ ơ không chút quan tâm xét xem  đất nước của họ đã biến dạng như thế nào. Trong thực tế,  vũ khí do người Mỹ sản xuất đã lan tràn khắp nơi,  quân đội Hoa Kỳ đang hiện diên trên khắp thế giới, các nhà tù của Mỹ đang đầy ắp với hơn hai triệu tù nhân — những gì  ngay cả đôi khi đã được vài người Mỹ xem như một điểm để tự hào.

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

Đây không phải là “trật tự thếgiới mới” như nhiều người Mỹ đã hình dung trong năm 1991 sau khi USSR sụp đổ. Lúc đó đa số người Mỹ đã mạnh dạn nói đến không phải vũ khí và chiến tranh, mà là “cổ tức của hòa bình” (peace dividend).

Các nhân vật diều hâu như Jeanne Kirkpatrick, đại sứ bên cạnh Liên Hiệp Quốc dưới thời Ronald Reagan, cũng đã hứng khởi phát ngôn như một triết gia trước sự khả dĩ Hoa Kỳ sẽ cởi bỏ các cam kết quân sự  trên khắp thế giới và trở thành một quốc gia bình thường trong một thời đại bình thường.

Thậm chí cũng đã có một số “luận đàm siêu nhiên” ở Mỹ, vẫn chưa hiểu và nêu nghi vấn: vì sao người Mỹ vẫn chưa thành đạt “chung điểm của lịch sử” cũng như “chiến-thắng -vĩnh -hằng-không-thể-tránh của dân chủ tự do.”

Đã hẳn, trong thực tế, tất cả những khả dĩ đó đều đang thiếu vắng.

Ngược lại, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã có một lựa chọn mang tính định mệnh: trên một hành tinh, sau nhiều thế kỷ tranh đua đế quốc, không có lấy những kẻ thù xứng danh.

Không còn bị chế ngự bởi đe dọa Xô Viết, họ đã vồ vập lấy số phận, tự cảm nhận với nhiệt tình, như bá chủ toàn cầu của hành tinh. Không cần biết tổng thống là Bill Clinton, George W. Bush, hay Barack Obama: tất cả đều đã vồ vập câu chuyện hoang đường , “biệt lệ Hoa Kỳ,” câu chuyện trong bối cảnh lúc đó có nghĩa: vai trò duy nhất Hoa Kỳ tự nhiên sẽ nắm giữ như siêu cường áp đảo trên một hành tinh đang mất phương hướng và đang chờ đợi.

Loại biệt lệ và đề kháng do biệt lệ đem lại đã khiến các lãnh đạo vồ vập và tài trợ, theo nhiều phương cách huyênh hoang, các chiến binh được ca tụng và guồng máy chiến tranh đi kèm. Do đó, thế kỷ XXI đã và đang phải đối diện với xung đột không ngừng và ngày một trầm trọng với âu lo day dứt.

Năm nầy qua năm khác, tiếp theo sau biến cố 11-9-2001, một bức màn âu lo dày xéo tâm can, lúc một lan tràn sâu rộng trong xã hội Hoa Kỳ. Al-Qaeda, Anthrax, khủng bố với bom mìn trong giày dép hay quần áo lót, ISIS, các thành phần cực đoan, khủng bố bằng xe hơi và nhiều hình thức khác, đang gieo rắc lo sợ trong quần chúng và  hỗ trợ sự trỗi dậy của nhà nước an ninh quốc gia với  quyền lực gia tăng, tất cả luôn được biện minh và  bảo đảm an toàn cho mọi người trước một hiện tượng hỗn độn duy nhất  “Khủng Bốbởi  Hồi Giáo Cực Đoan”(radical Islamic terrorism).

Đe dọa lạm phát thường xuyên, trong khi lo sợ , nhất là đối với  Hồi Giáo Cực Đoan , kể cả âu lo về một tổng thống thiếu-Mỹ-tính (an allegedly un-American president)… liên tục gia tăng. Do đó, không mấy khó hiểu khi nhu cầu trang bị súng cá nhân gia tăng sau khi Obama đắc cử năm 2008 và tái đắc cử năm 2012.

Trong bầu không khí sốt nóng thối tha với nhiều âu lo: không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhân vật khoác lác và thô lỗ đắc thắng!

Nhiều quan sát viên Hoa Kỳ ngày nay đang tự hỏi: Bằng cách nào các lý tưởng của người Mỹ đã bị bóp méo đến thế? Và bằng cách nào, người Mỹ có thể phục hồi các lý tưởng cao thượng của chính mình trước đây?

Trong khi sư thật phủ phàng vẫn là: chi tiêu quân sự ngày một gia tăng, tường ngăn cản dọc biên giới, ngờ vực và hạ nhục Người Khác…, tất cả đều được biện minh bởi ngoan cố và tự cao…

Và bạo động ngày một gia tăng và luôn rình rập!!!

Nguyễn Trường

Irvine, California, USA

13-02-2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUYỀN LỰC CỦA HOA KỲ ĐANG GẶP NHIỀU THỬ THÁCH TRÊN THẾ GIỚI

Khi đặt câu hỏi “Ai đang ngự trị thế giới?”, chúng ta thường chấp nhận quy ước chung: các tay chơi trong sinh hoạt thếgiới là các nhà nước, nhất là các đại cường, và xem xét các quyết định của họ và các quan hệ giữa họ với nhau. Điều đó không sai. Nhưng  chúng ta cần nhớ mức độ trừu tượng nầy cũng rất dễ dẫn đến các hiểu lầm cao độ.

Nhà nước đã hẳn luôn có những cơ cấu đối nội phức tạp, và các lựa chọn và quyết định của giới lãnh đạo chính trị luôn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng tập trung quyền lực đối nội, và quần chúng, nói chung, luôn bị gạt qua bên lề. Đây là sự thật  ngay cả trong các xã hội dân chủ, và cố nhiên, trong các xã hội kém dân chũ hơn.

Chúng ta khó thể có được một trình độ hiểu biết thực tếvềnhững ai đang ngự trị thếgiới khi chưa   hiểu “các chủ nhân ông của nhân loại.”

Theo Adam Smith, đó là hàng ngũ các thương gia trung gian và chủ nhân ông các xí nghiệp biến chếcủa Anh Quốc. Hiện nay, đó là các tập đoàn đa quốc gia, các định chế tài chánh khổng lồ, các đế quốc buôn bán lẻ, và các tầng lớp tương tự khác.

Vẫn theo Adam Smith, giới chủ nhân ông cũng  đủ khôn ngoan và hiểu rõ “phương châm xấu xa đê hèn”: “Tất cả cho chúng ta và không dành bất cứ gì cho người khác” — một chủ thuyết không mấy khác một cuộc chiến giai cấp cay chua bất tận, thường là một chiều, phương hại cho quần chúng không những trong phạm vi quốc nội mà ngay cả trên toàn cầu.

Trong trật tự toàn cầu hiện nay, các định chế của giới “chủ nhân ông” nắm giữ quyền hành không những trên địa bàn quốc tế, mà ngay cả trong guồng máy nhà nước quốc nội —  các cơ sở giúp họ bảo vệ quyền lợi và cung ứng hậu thuẩn kinh tế qua nhiều phương tiện khác nhau.

Ngày nay, khi xét đến vai trò chủ nhân ông của nhân loại, chúng ta cần lưu tâm đến các ưu tiên trong chính sách của nhà nước trong mỗi quốc gia  như TPP [Trans-Pacific Partnership], một trong những thỏa ước về quyền hạn của giới đầu tư, với nhãn hiệu sai lầm “như các thỏa ước mậu dịch tự do” trong các tài liệu tuyên truyền và bình luận. Đây là các thỏa ước được thương thảo bí mật, bên ngoài hàng trăm luật gia các đại công ty và giới vận động hành lang cung cấp các chi tiết thiết yếu. Mục tiêu là nhằm  ký kết các thỏa ước theo phương cách Stalinist, qua thủ tục “nhanh chóng,” được thiết kế nhằm chận đứng mọi thảo luận và chỉ cho phép lựa chọn “yes or no” [vì vậy, chỉ yes]. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, các nhà thiết kế thường làm việc khá thoải mái. Quần chúng chỉ giữ vai trò bàng quan, với hậu quả mọi người đều có thể tiên liệu.

SIÊU CƯỜNG THỨ HAI

Các chương trình tân tự do của thế hệ trước đã tập trung tài phú và quyền lực trong tay một tối thiểu sốphương hại các nền dân chủ hiện hữu, nhưng cùng lúc, cũng đã đánh thức phong trào chống đối, nhất là trong vùng Mỹ Latin cũng như trong các trung tâm quyền lực toàn cầu. Do đó, Liên Hiệp Âu Châu [EU], một trong những định chế hậu Đệ Nhị Thế Chiến nhiều hứa hẹn, cũng đang khập khiểng vì hậu quả khắc nghiệt của các chính sách kiệm ước trong  khủng hoảng kinh tế, đã bị ngay cả các kinh tế gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế [nếu không phải các chính trị gia IMF] lên án. Dân chủ đã bị xói mòn hay phá hoại ngầm  khi quyền lấy quyết định đã chuyển qua giới thư lại Brussels, luôn chịu áp lực của các ngân hàng Bắc Âu.

Các đảng phái dòng chính đã nhanh chóng đánh mất các thành viên cho phe tả cũng như phe hữu. Giám Đốc quản trị của nhóm nghiên cứu EuropaNova, có trụ sở ở Paris,  đã quy sự tỉnh ngộ chung cho “tâm trạng bất lực giận dữ khi thực quyền định hình các biến cố, phần lớn đã được chuyển từ các lãnh đạo chính trị quốc gia [những vị, ít ra trên nguyên tắc, đang lệ thuộc chính trị dân chủ] qua thị trường — những định chế của Liên Hiệp Âu Châu và các đại công ty,” đúng theo chủ thuyết tân tự do. Cùng những quá trình khá tương tự đang diễn tiến ở Hoa Kỳ, vì những lý do ít nhiều tương tự, một đề mục có ý nghĩa và gây âu lo không những cho chính Mỹ, mà qua ảnh hưởng của Hoa Kỳ, còn cho cả thế giới.

Sự chống đối ngày một gia tăng trước làn sóng tấn công tân tự do đang làm nổi bật một khía cạnh cốt yếu khác của quy ước chuẩn: Sự kiện nầy đang đẩy công chúng qua một bên, một công chúng luôn từ chối chấp nhận vai trò những “khách bàng quan” [spectators] được chấp thuận [hơn là những thành phần can dự] dành cho mình trong lý thuyết dân chủ tự do. Một bất phục tùng như thế luôn gây âu lo cho các tầng lớp “chủ nhân ông”. Chỉ cần theo dõi lịch sử của Hoa Kỳ, George Washington đã xem công chúng — các chiến binh do chính ông lãnh đạo — như “những thành phần  dơ bẩn xấu xa , một loại ngu xuẩn không thể giải thích của tầng lớp dân chúng thấp hèn.”

Trong “Chính Trị Bạo Động”, việc duyệt xét các cuộc chống đối, ” từ sự trỗi dậy ở Hoa Kỳ” đến Afghanistan và Iraq đương đại, William Polk kết luận Tướng Washington ” đã rất âu lo gạt qua một bên [các dân quân chiến đấu ông khinh bỉ] đến độ ông xuýt đánh mất cuộc Cách Mạng.” Thực vậy, trong thực tế, Tướng Washington cũng “đã có thể đánh mất cuộc cách mạng nếu Pháp không can thiệp đại trà và “cứu vãn cuộc Cách Mạng,” một cuộc cách mạng cho đến lúc đó quân du kích đang thắng –những thành phần ngày nay chúng ta có thể gọi là “những thành phần khủng bố” — trong lúc quân đội kiểu Anh Quốc của Tướng Washington “đang bị đánh bại nhiều lần và hầu như đã chiến bại.”

Một nét chung, như Polk đã ghi chép, các cuộc trỗi dậy — sau khi thành công với chiến thuật du kích và khủng bốvà hậu thuẩn  của quần chúng đã rã rời  —  lại bị cấp lãnh đạo đàn áp  vì âu lo những thành phần nầy rất có thể  sẽ thách thức đặc quyền giai cấp. Sự khinh khi của những thành phần thượng lưu  đối với “tầng lớp thấp hèn trong quần chúng,” đã khoác nhiều hình thức qua thời gian. Ngày nay, một biểu hiện của sự khinh khi là đòi hỏi thái độ thụ động và vâng lời [ôn hòa trong dân chủ], bởi phản ứng của các”nhân vật thuộc khuynh- hướng-quốc tế-tự-do [liberal internationalists] trước các tác động dân chủ hóa nguy hiểm của các phong trào bình dân trong thập kỷ 1960s.

Đôi khi  chính quyền quyết định hành động theo áp lực của quần chúng, gây phẩn nộ trong các trung tâm quyền lực. Một trường hợp bi thảm đã xẩy ra trong năm 2003, khi chính quyền Bush kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tham dự vào cuộc xâm lăng Iraq. 95% dân Thổ đã chống đối, và trước sự ngạc nhiên và kinh hoàng của Hoa Thịnh Đốn, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tuân theo quan điểm của quần chúng. Kết quả, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị lên án nặng nề vì đã tránh lối xử sự với trách nhiệm. Thứ trưởng Quốc Phòng Paul Wolfowitz, đã được báo chí chỉ định như nhân vật lãnh đạo phe quốc tế lý tưởng, chỉ trích phe quân sự Thổ đã cho phép một hành động sai trái và đòi hỏi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi. Không bị lay chuyển bởi những vụ như thế và vô số những vụ “khao khát dân chủ tương tự khác,” giới bình luận đáng kính tiếp tục khen ngợi Tổng Thống George W. Bush về nhiệt tình “đề cao dân chủ,” hay đôi khi chỉ trích Bush vì ngây thơ khi nghĩ một cường quốc bên ngoài có thể áp đặt lòng ao ước dân chủ lên các xứ khác.

Không riêng gì quần chúng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động như thế. Chống đối toàn cầu đối với thái độ xâm lăng của Hoa Kỳ-Anh Quốc luôn mang tính áp đảo. Theo các cuộc thăm dò công luận quốc tế, hậu thuẩn đối với các kế hoạch chiến tranh của Hoa Thịnh Đốn hiếm khi lên đến 10% hầu như bất cứ ở đâu. Chống đối đã châm ngòi các cuộc phản đối rộng lớn trên khắp thế giới, ở Hoa Kỳ cũng vậy, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, xâm lăng mang tính đế quốc đã bị chống đối mạnh mẽ ngay trước khi được chính thức phát động. Ngay trên trang đầu báo the New York Times, nhà báo Patrick Tyler đã tường trình: “có thể hảy còn hai siêu cường trên hành tinh: Hoa Kỳ và công luận thế giới.”[1]

Chống đối vô tiền khoáng hậu ở Hoa Kỳ là một biểu cảm chống lại cuộc xâm lăng bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước đó trong phong trào kết án các cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Đông Dương, đạt đến một tầm cỡ lớn lao và đầy tác động, ngay cả quá chậm trễ. Vào năm 1967, khi phong trào phản chiến đã là một lực lượng đáng kể, sử gia quân sự và chuyên gia Việt Nam, Bernard Fall, đã cảnh cáo: “Việt Nam như một thực thể văn hóa và lịch sử … đang đối diện với đe dọa bị diệt vong…, đơn thuần mai một dưới những cú đấm quả tạ bởi guồng máy quân sự lớn nhất chưa bao giờ đổ xuống một vùng vào cỡ đó.”[2]

Nhưng phong trào phản chiến đã thực sự trở thành một lực lượng không còn có thể làm ngơ. Nó cũng không thể bị bỏ quên khi Ronald Reagan vào Bạch Ốc và quyết tâm phát động cuộc tấn công vào Trung Mỹ. Chính quyền Reagan đã nhại theo mọi bước đi của John F. Kennedy 20 năm trước đó khi phát động cuộc chiến chống lại Nam Việt Nam, nhưng đã phải lùi bước vì lẽ thiếu vắng loại phản đối hùng mạnh  của quần chúng trong đầu thập kỷ 1960s. Cuộc tấn công đã đủ kinh hoàng. Các nạn nhân vẫn đang còn phải hồi phục. Nhưng những gì đã xẩy ra cho Nam Việt Nam, và về sau cho toàn bộ Đông Dương, nơi”siêu cường thứ hai” chỉ đã áp đặt các chướng ngại vật chậm hơn nhiều trong cuộc xung đột, còn tệ hại hơn một cách không thể so sánh. Người ta thường lập luận sự chống đối lớn lao của quần chúng đối với cuộc xâm lăng Iraq đã không có hiệu quả. Điều nầy hình như không mấy đúng. Một lần nữa, cuộc xâm lăng cũng đã đủ rùng rợn, và hậu quả cũng vô cùng lố bịch. Tuy nhiên, tình trạng đã có thể tồi tệ hơn nhiều. Phó Tổng Thống Dick Cheney, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld, và  các quan chức cao cấp của Bush, có thể không bao giờ ngay cả xem xét loại biện pháp Tổng Thống Kennedy và Tổng Thống Lyndon Johnson đã chấp thuận 40 năm trước , phần lớn không có phản đối.

CƯỜNG QUỐC TÂY PHƯƠNG DƯỚI ÁP LỰC

Đã hẳn, còn rất nhiều điều có thể nói về các yếu tố quyết định chính sách của nhà nước đã được xếp qua một bên, khi chính quyền Mỹ chấp thuận quy ước chuẫn: nhà nước là các nhà hành động trong quốc tế sự vụ. Nhưng với những cảnh cáo khá quan trọng như ở đây,  chúng ta vẫn sử dụng quy ước, ít nhất là để  tiến đến gần với thực tếhơn. Lúc đó, vấn đề ai đang làm chủ thế giới lập tức đưa đến các ưu tư như sự trỗi dậy của Trung Quốc như cường quốc và thách thức đối với Hoa Kỳ và “trật tự thế giới”, chiến tranh lạnh mới đang âm ỉ ở Đông Âu, Chiến Tranh Chống Khủng Bố Toàn Cầu, quyền bá chủ của Hoa Kỳ, sự tuột dốc của Hoa Kỳ, và nhiều lý do tương tự.

Những thử thách các cường quốc Tây Phương đang phải đối diện vào đầu năm 2016 đã được tóm lược một cách khá hữu ích bên trong khuôn khổ quy ước  bởi Gideon Rachman, nhà bình luận ngoại giao hàng đầu của tờ London Financial Times.

Rachman bắt đầu tái duyệt bức tranh củaTây Phương về trật tự thế giới: “Kể từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, quyền lực áp đảo của giới quân sự Hoa Kỳ đã luôn là sự kiện trung tâm của chính trị thế giới.”Thực tế nầy đặc biệt chính yếu trong ba vùng: Đông Á, nơi “Hải Quân Hoa Kỳ đã quen xem Thái Bình Dương như một “hồ nước của Mỹ”; Âu Châu, nơi NATO — có nghiã Hoa Kỳ — chiếm 3/4 số chi tiêu quân sự của NATO” — “bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ  của các quốc gia thành viên”; và Trung Đông, nơi các căn cứ hải quân và không quân khổng lồ của Hoa Kỳ đang hiện diện để trấn an các quốc gia bạn và đe dọa các quốc gia cạnh tranh.”[3]

Rachman nói tiếp, vấn đề trật tự thế giới hiện nay luôn là “các trật tự an ninh nầy hiện đang bị thử thách trong cả ba vùng,” bởi lẽ can thiệp của Nga ở Ukraine và Syria, và vì lẽ Trung Quốc đang biến cãi các vùng biển lân cận từ một hồ nước của Hoa Kỳ thành vùng biển rõ ràng đang bị tranh chấp.” Vấn đề căn bản của quan hệ quốc tế, lúc đó, là liệu Hoa Kỳ  có nên “chấp nhận các cường quốc quan trọng khác cũng cần  có một loại khu vực ảnh hưởng nào đó trong những vùng lân cận.” Rachman nghĩ Hoa Kỳ “nên”, vì những lý do khuếch tán sức mạnh kinh tế quanh thế giới — phối hợp với tục thức đơn thuần.”[4]

Đã hẳn, có nhiều phương cách để nhìn thế giới từ nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng chúng ta hảy hạn chế vào ba vùng nầy, đã hẳn là những vùng cưc kỳ quan trọng.

ĐÔNG Á : NHỮNG THỬ THÁCH NGÀY NAY

Bắt đầu với “hồ nước của Hoa Kỳ” [American lake], nhiều người rất có thể đã “cau mày” khi đọc một tường trình báo chí giữa tháng 12- 2015: “một pháo đài bay B-52 trong một phi vụ thường lệ trên vùng Biển Nam Trung Quốc, vô tình đã bay bên trong hai hải lý cách một hải đảo nhân tạo do Trung Quốc vun đắp, các quan chức quốc phòng cao cấp cho biết, đã làm trầm trọng thêm đề tài gây tranh cãi sốt nóng ở Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.”

Những ai — quen thuộc với lịch sử u ám 70 năm của kỷ nguyên vũ khí nguyên tử — sẽ hiểu quá rõ đây là loại biến động thường tiến gần một cách quá nguy hiểm, có thể châm ngòi chiến tranh nguyên tử đe dọa diệt vong cho cả hành tinh. Không cần phải là một thành phần hậu thuẩn các hành động gây hấn khiêu khích trong vùng Biển Nam Trung Quốc để ghi nhận biến động đã không dính dấp một pháo đài có khả năng nguyên tử trong vùng Biển Caribbean, hay ngoài bờ biển California, nơi Trung Quốc không hề mang tham vọng thiết lập một “hồ nước Trung Quốc.” Thế giới thật may mắn!

Giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ các con đường giao thương hàng hải của xứ họ bị vây bủa bởi các cường quốc thù nghịch, từ Nhật Bản xuyên qua Eo Biển Malacca và xa hơn, được hậu thuẩn bởi lực lượng quân sự áp đảo của Hoa Kỳ. Vì vậy, Trung Quốc đang luôn tiếp tục bành trướng về phía Tây với các chương trình đầu tư rộng lớn và các động thái thận trọng hướng đến hội nhập. Một phần, các chương trình phát triển nầy nằm trong khuôn khổ “Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải” [SCO], bao gồm các xứ Trung Á và Nga, và một ngày gần đây, gồm cả Ấn Độ và Hồi Quốc [Pakistan], với Iran như một trong số các quốc gia quan sát — một quy chế không mở cửa đón nhận Hoa Kỳ, mà còn kêu gọi đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự trong vùng. Trung Quốc cũng đang thiết kế một dạng thức canh tân các con đường tơ lụa xưa cũ với ý định không những hội nhập toàn vùng dưới ảnh hưởng của Trung Quốc, mà còn mở rộng tầm với đến Âu Châu và các vùng sản xuất dầu khí Trung Đông. Trung Quốc cũng đang rót các ngân khoản khổng lồ nhằm cấu tạo một hệ thống năng lượng và thương mãi Á Châu hội nhập, với hệ thống hỏa xa cao tốc và hệ thống các ống dẫn năng lượng.

Một yếu tố của chương trình là một xa lộ xuyên qua vài dãy núi cao nhất thế giới, chạy đến hải cảng mới Gwadar ở Pakistan do Trung Quốc thiết kế,  sẽ bảo vệ việc chuyên chở dầu, tránh mọi can dự tiềm năng của Hoa Kỳ. Trung Quốc và Pakistan cũng hy vọng, chương trình cũng có thể thúc đẩy phát triển kỹ nghệ ở Pakistan, điều Hoa Kỳ đã không đảm nhiệm mặc dù viện trợ quân sự đại trà, và cũng có thể đem lại động lực cho Pakistan dẹp bỏ khủng bố quốc nội, một đề tài nghiêm trọng đối với Trung Quốc trong tỉnh Tân Cương phía Tây. Hải cảng Gwadar sẽ là một phần trong chuổi ngọc trai của Trung Quốc, những căn cứ đang được xây cất trong Ấn Độ Dương nhằm các mục đích thương mãi nhưng cũng có tiềm năng sử dụng vào các mục đích quân sự, với dự tính Trung Quốc một ngày nào đó có thể có khả năng phóng chiếu quyền lực đến Vịnh Ba Tư lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện nay.

Tất cả những động thái trên đây đều nhằm đem lại khả năng miễn nhiễm đối với quyền lực quân sự áp đảo của Hoa Thịnh Đốn.  Ngược lại, ngay cả Hoa Kỳ cũng có thể sẽ bị diệt vong bởi chính chiến tranh nguyên tử.

Trong năm 2015, Trung Quốc cũng đã thiết lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu [Asian Infrastructure Investment Bank — AIIB], với Trung Quốc là cổ đông chính. Năm mươi sáu quốc gia tham dự lễ khai trương ở Bắc Kinh trong tháng 6, bao gồm các đồng minh của Hoa Kỳ, như Úc Đại Lợi, Anh Quốc, và nhiều xứ khác, trái với ước muốn của Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ và Nhật Bản đã vắng mặt.  Vài nhà phân tích tin: ngân hàng mới có thể trở thành một ngân hàng cạnh tranh đối với các định chế Bretton Woods [Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế  và Ngân Hàng Thế Giới (IMF and World Bank)], trong đó Hoa Kỳ nắm quyền phủ quyết.

Một số  thành viên còn mong ước SCO có thể trở thành một đối trọng đối với NATO.

NHỮNG THỬ THÁCH Ở ĐÔNG ÂU

Quay qua vùng thứ hai: Đông Âu —  một khủng hoảng đang âm ỉ dọc  biên giới NATO-Nga. Đây là vấn đề không nhỏ.

Trong một công trình nghiên cứu mang tính soi sáng chính đáng và hàn lâm cấp vùng, ” Mặt Trận Ukraine: Khủng Hoảng trong vùng các Biên Giới”,  Richard Sakwa viết khá rõ ràng: “cuộc chiến Nga-Georgia trong tháng 8-2008 qủa thật là cuộc chiến đầu tiên chận đứng sự mở  rộng khu vực ảnh hưởng của NATO; cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 là cuộc chiến thứ hai. Không rõ liệu nhân loại có thể nào thượng tồn qua cuộc chiến thứ ba.”

Tây Phương xem sự bành trướng của NATO như vô hại. Không có gì đáng ngạc nhiên.

Nga cũng như vài tiếng nói Tây Phương quan trọng khác có một nhận dịnh khác hơn. Trước đó, George Kennan đã cảnh cáo: sự bành trướng của NATO như “một lỗi lầm bi đát,” và ông đã được các chính khách lão thành Hoa Kỳ hậu thuẩn trong một thư ngõ gửi Tòa Bạch Ốc mô tả như một sai lầm chính sách mang tầm vóc lịch sử”.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đã bắt nguồn từ năm 1991, với sự chấm dứt của Chiến Tranh Lạnh và sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Lúc đó, đang có hai viễn kiến trái ngược về một hệ thống an ninh và kinh tế chính trị mới trong vùng Âu-Á.

Theo lời Sakwa, một viễn kiến về một ”Âu Châu Rộng Hơn”[Wider Europe] với Liên Hiệp Âu Châu [EU] ở trung tâm, nhưng cùng một biên giới chung ngày càng gia tăng với cộng đồng an ninh Euro-Atlantic và cộng đồng chính trị;

Và phía bên kia, còn có ý niệm “Âu Châu Rộng Hơn” [Greater Europe], một viễn kiến về một Âu Châu lục địa, trải dài từ Lisbon đến Vladivostok, có nhiều trung tâm, bao gồm Brussels, Moscow và Ankara, nhưng với một mục tiêu chung vượt qua truyền thống chia rẽ  và gây nhiễu loạn trong cùng lục địa.”[5]

Lãnh tụ Xô Viết Mikhail Gorbachev là người đề xuất quan trọng một “Âu Châu Lớn Hơn”, một khái niệm có gốc rễ Âu Châu trong chủ thuyết Gaullism và các sáng kiến khác. Tuy nhiên, trong khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ dưới các cải cách thị trường mang tính tàn phá trong thập kỷ 1990, viễn kiến đã phai nhạt dần và được tân tạo khi Nga bắt đầu hồi phục và đi tìm một chỗ đứng trên sân khấu thế giới dưới quyền lãnh đạo của Vladimir Putin — song hành với đồng môn Dmitry Medvedev, đã liên tục kêu gọi thống nhất địa chính trị tất cả Âu Châu Lớn Hơn từ Lisbon đến Vladivostok, để cấu tạo một “đối tác chiến lược”chân chính.[6]

Sakwa viết: các sáng kiến nầy đã được đón chào với “khinh khi lễ phép,” ( polite contempt), được xem như không mấy khác một vỏ ngoài che đậy việc thiết kế một nước Nga Lớn Hơn lén lút và một nỗ lực”chia rẽ Bắc Mỹ với Tây Âu”. Những quan tâm như thế có thể đã phát xuất từ những âu lo Chiến Tranh Lạnh trước đây: Âu Châu rất có thể trở thành một “lực lượng thứ ba” độc lập với cả đại siêu cường và tiểu siêu cường, và ngày một xích lại gần hơn với tiểu siêu cường [như có thể thấy trong Ostpolitik  của Willy Brandt và các sáng kiến khác].

Đáp ứng của Tây Phương trước sự sụp đổ của Nga là thái độ của kẻ đại thắng. Biến cố được hoan nghênh như báo trước một “chung cuộc của lịch sử,” chiến thắng cuối cùng của dân chủ tư bản Tây Phương, không mấy khác Nga đang được chỉ giáo trở về với quy chế tiền-Đệ Nhất Thế Chiến và gần như một thuộc địa kinh tế của Tây Phương.

NATO mở rộng bắt đầu ngay tức khắc, vi phạm bảo đảm với Gorbachev “các lực lượng NATO sẽ không dịch chuyển ‘một inch’ về hướng đông” sau khi Gorbachev đã đồng ý:  Một Đức Quốc thống nhất có thể trở thành một thành viên của NATO — một nhượng bộ đáng kể, trong ánh sáng của lịch sử. Cuộc thảo luận được giới hạn vào Đông Đức. Sự kiện NATO khả dĩ bành trướng quá Đức Quốc đã không được thảo luận trước với Gorbachev, ngay cả nếu đã được cứu xét một cách riêng tư.

Chẳng bao lâu sau, NATO đã bắt đầu dịch chuyển vượt quá Đức Quốc đến tận biên giới của Nga. Sứ mệnh chung của NATO đã chính thức được đổi thành “bảo vệ hạ tầng cơ sở thiết yếu” của hệ thống năng lượng toàn cầu, các đường biển và ống dẫn dầu, đem lại cho NATO một phạm vi hoạt động toàn cầu. Hơn nữa, với một tái duyệt Tây Phương thiết yếu, chủ thuyết “trách nhiệm bảo vệ,” nay đã được loan báo rộng rãi khác hẳn với dạng thức chính thức của Liên Hiệp Quốc; và NATO nay cũng có thể phục vụ như một lực lượng can thiệp dưới quyền tư lệnh của Hoa Kỳ.

Mối âu lo đặc biệt  đối vối Nga là các kế hoạch bành trướng NATO đến Ukraine. Các kế hoạch nầy đã được minh thị triển khai tại hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Bucharest trong tháng 4-2008, khi Georgia và Ukraine được hứa hẹn vai trò thành viên lâm thời trong NATO. Lời lẽ đã minh bạch:” NATO hoan nghênh khát vọng Euro-Atlantic của Ukraine và Georgia làm thành viên NATO. Hôm nay, chúng tôi đã đồng ý hai xứ nầy sẽ trở thành hai thành viên của NATO.” Với chiến thắng “Cách Mạng Cam”của các ứng cử viên thân-Tây-Phương ở Ukraine trong năm 2004, đại diện Bộ Ngoại Giao Daniel Fried đã vội vã đến đó và ” đã nhấn mạnh hậu thuẩn của Hoa Kỳ đối với các khát vọng NATO và Euro-Atlantic của Ukraine,” như một tường trình WikiLeaks đã tiết lộ.

Các âu lo của Nga khá dễ hiểu. Các nét chính những âu lo nầy đã được học giả các quan hệ quốc tế, John Mearsheimer, thuộc báo Foreign Affairs của Hoa Kỳ, phác thảo. Mearsheimer viết: “Gốc rễ của cuộc khủng hoảng hiện nay [về Ukraine] là sự bành trướng của NATO và cam kết của Hoa Thịnh Đốn dịch chuyển Ukraine ra khỏi quỹ đạo của Mạc Tư Khoa và hội nhập Ukraine vào Tây Phương,” điều Putin xem như một đe dọa trực tiếp đối với các quyền lợi cơ bản của Nga.”[7]

“Ai có thể chỉ trích Putin?” Mearsheimer hỏi, nêu rõ “Hoa Thịnh Đốn có thể không thích lập trường của Mạc Tư Khoa, nhưng Hoa Thịnh Đốn nên hiểu các lý do hay lôgic phía sau.” Điều đó không quá khó. Xét cho cùng, như mọi người đều biết, ” Hoa Kỳ không tha thứ những đại cường xa xôi giàn trãi  lực lượng quân sự  bất cứ ở đâu trong Tây bán cầu, nói gì đến ngay  biên giới của chính Hoa Kỳ.”[8]

Trong thực tế, lập trường của Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn xa. Hoa Kỳ không tha thứ những gì chính thức được gọi là “thách thức thành công Chủ Thuyết Monroe năm 1823” — chủ thuyết đã tuyên bố [nhưng chưa thể thực thi] quyền kiểm soát Tây bán cầu của Hoa Kỳ. Và một xứ nhỏ đã thể hiện một thách thức thành công như thế có thể phải gánh chịu “những kinh hoàng trên địa cầu” và “một lệnh cấm vận chí mạng và gây tan nát đỗ vỡ” — như đã xẩy ra cho Cuba. Chúng ta chẳng cần phải hỏi: bằng cách nào Hoa Kỳ có thể đã phản ứng nếu các xứ Mỹ Latin tham gia vào Thỏa Ước Warsaw, với các kế hoạch giúp Mexico và Canada cùng tham gia. Chỉ cần một lời bóng gió đơn thuần và những bước ngập ngừng đầu tiên theo chiều hướng nầy cũng đã có thể đủ để bị kết liểu với tổn hại tận cùng,” theo ngôn từ của CIA.

Như trong trường hợp Trung Quốc, không ai cần phải nhìn những động thái và lý do của Putin một cách thuận lợi để hiểu được lôgic phía sau, thay vì phải đưa ra những lời nguyền rủa. Nói một cách khác, nhiều thứ đang lâm nguy, và còn đi xa hơn quá nhiều –nói rõ ra — xa như vấn đề sống còn của nhân loại.

NHỮNG THỬ THÁCH TỪ THẾGIỚI HỒI GIÁO

Vùng đáng âu lo thứ ba — phần thế giới với đa sốHồi Giáo —  cũng là nơi Cuộc Chiến chống Khủng Bố Toàn Cầu [GWOT] do George W. Bush phát động năm 2001,  tiếp theo sau biến cố 11/9. Chính xác hơn, tái phát động — GWOT đã do chính quyền Reagan phát động khi lên cầm quyền với chiêu bài sôi sục về “dịch nạn lan truyền bởi phe chống đối đồi trụy chính của nền văn minh” [theo lời Reagan] và là “sự quay trở lại tình trạng man rợ trong kỷ nguyên hiện đại” [theo lời George Schultz, bộ trưởng ngoại giao của Reagan]. GWOT nguyên thủy đã lặng lẽ ra khỏi lịch sử, và nhanh chóng trở thành cuộc chiến khủng bố phá hoại ở Trung Mỹ, Nam Phi, và Trung Đông với tiếng vang bi thiết cho đến nay, ngay cả đang dẫn đến sự lên án Hoa Kỳ bởi Tòa Án Quốc Tế [gạt bỏ bởi Hoa Thịnh Đốn]. Trong mọi trường hợp, đây không phải là câu chuyện đứng đắn đối với lịch sử, do đó đã tự tan biến.

Sự thành công với dạng thức GWOT của Bush-Obama đã có thể được đánh giá qua lượng định trực tiếp. Khi cuộc chiến được phát động, các mục tiêu khủng bố chỉ hạn chế trong một góc nhỏ của các bộ lạc Afghanistan. Các mục tiêu nầy đã được dân Afghanistan bảo vệ, những người phần lớn không ưa thích hay khinh bỉ họ, theo luật hiếu khách hay đãi ngộ của bộ lạc — điều gây ngạc nhiên đối với người Mỹ là khi các dân quê nghèo nàn đã từ chối “trao Osama bin Laden cho Hoa Kỳ để đổi lấy  25 triệu đô la , một số tiền   kếch sù  đối với họ.”

Đã có đủ lý do để tin tưởng một hành động cảnh sát được chuẩn bị kỷ lưỡng, hay ngay cả các thương thảo ngoại giao đứng đắn với Taliban, các nghi can tội phạm 11/9 đã có thể được trao vào tay người Mỹ để xét xử và tuyên án. Nhưng những lựa chọn đó đã không được xét tới. Thay vào đó, một lựa chọn, do phản ứng lúc đó, đã là bạo động cỡ lớn — không với mục tiêu lật đổ Taliban [phải đợi đến sau nầy], mà chỉ để tỏ rõ thái độ khinh khi của người Mỹ trước các toan tính hay đề nghị nửa vời  của Taliban về khả năng dẫn độ bin Laden. Những đề nghị ướm thử đó nghiêm chỉnh như thế nào, chúng ta không được biết, bởi lẽ chỉ một thăm dò khả dĩ cũng chẳng được nghĩ tới. Hoặc có lẽ Hoa Kỳ “chỉ muốn chứng tỏ quyền lực của mình, ghi nhận một thắng lợi, và đe dọa mọi người trên thế giới. Người Mỹ không quan tâm đến những khổ đau của Afghanistan hay   ngay cả Hoa Kỳ phải mất bao nhiêu sinh mạng.”[9]

Đó là phán đoán của lảnh đạo chống Taliban đáng kính, Abdul Haq, một trong số đông phe đối lập  — những người kết  án chiến dịch dội bom, phát động trong tháng 10-2001, như “một thất bại lớn” đối với nỗ lực của chính họ nhằm lật đổ phe Taliban từ bên trong, một mục tiêu họ xem như trong tầm tay. Phán đoán của Abdul Haq được xác nhận bởi Richard A. Clark , chủ tịch Nhóm An Ninh Chống Khủng Bố của  Bạch Ốc dưới thời Geoge W. Bush, khi các kế hoạch tấn công Afghanistan được soạn thảo. Trong lúc Clarke mô tả cuộc họp, khi được thông báo cuộc tấn công có thể vi phạm luật quốc tế, “tổng Thống đã thét lên trong phòng hội chật hẹp, “Tôi không quan tâm những gì các luật gia quốc tế nói, chúng ta sẽ đá đít hay đá vào mông một số người.” Cuộc tấn công cũng bị chống đối mạnh mẽ bởi các tổ chức viện trợ quan trọng làm việc ở Afghanistan, những người cảnh cáo hàng triệu người trên bờ nạn đói và hậu quả có thể khá khủng khiếp.

Các hậu quả đối với Afghanistan nghèo nàn trong những năm sau đó cũng chẳng cần phải ôn lại.

Mục tiêu kế tiếp của búa tạ là Iraq. Cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ-Anh, hoàn toàn không một duyên cớ khả tín, là một trọng tội của thế kỷ XXI. Cuộc chiến xâm lược đã đưa đến cái chết của hàng trăm nghìn thường dân trong một xứ — nơi xã hội dân sự đã bị phá nát bởi các chế tài Anh-Mỹ được xem như diệt chủng bởi hai nhà ngoại giao quốc tế khả kính quản trị các chương trình nầy, và cũng đã phải từ chức vì cùng lý do. Cuộc xâm lăng cũng đã gây ra hàng triệu dân tỵ nạn, phá tan phần lớn một trong nhiều quốc gia, và đưa đến các xung đột giáo phái ngày nay đã làm rách nát Iraq và toàn vùng. Đó là một sự kiện thực tế đáng ngạc nhiên đối với văn hóa trí thức và đạo đức của người Mỹ, một sự kiện, trong giới hiểu rõ và sáng suốt, có thể gọi một cách mỉa mai là “giải phóng Iraq.”

Các cuộc thăm dò công luận của Ngũ Giác Đài và Bộ Quốc Phòng Anh Quốc đã cho  thấy: chỉ 3% người Iraq xem vai trò an ninh của Hoa Kỳ trong các khu láng giềng của họ như chính đáng; ít hơn 1% tin các lực lượng liên minh Anh-Mỹ là cần thiết cho an ninh của họ; 80% chống đối sự hiện diện của các lực lượng liên minh trong xứ sở; và đại đa số nhân dân trong toàn vùng hậu thuẩn các cuộc tấn công vào quân đội liên minh. Afghanistan đã bị triệt phá quá mọi khả năng thăm dò dư luận có thể tin cậy, nhưng có nhiều chỉ dấu cho thấy có một cái gì tương tự cũng có thể là có thật ở đó. Đặc biệt là ở Iraq, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu một thất bại nghiêm trọng: phải từ bỏ các mục tiêu chiến tranh chính thức, và phải rời khỏi địa bàn dưới tác động của xứ chiến thắng duy nhất — Iran.

Búa tạ cũng đã được sử dụng ở nhiều nơi khác, nhất là ở Libya, nơi ba đại cường đế quốc truyền thống [Anh, Pháp, và Hoa Kỳ] đã nhận được quyết nghị của Hội Đồng Bảo An năm 1973, và lập tức vi phạm, và đang  trở thành không lực của phe nỗi loạn. Kết qủa là làm suy giảm tính khả dĩ của một giàn xếp hòa bình qua thương thảo; gia tăng nhanh chóng số thương vong [ít ra gấp 10, theo khoa học gia chính trị Alan Kuperman]; để lại phía sau một Libya đỗ nát trong tay các nhóm chiến binh; và gần đây hơn, cung cấp cho Islamic State một căn cứ có thể dùng để gieo rắc khủng bố khắp nơi. Các đề nghị ngoại giao khá hợp lý của Liên Hiệp Phi Châu, được Muammar Qaddafi của Libya chấp nhận trên nguyên tắc, đã bị ba đại cường đế quốc làm ngơ, theo chuyên gia Phi Châu Alex de Waal nhận xét. Một dòng chảy các vũ khí lớn lao và dân quân thánh chiến đã gieo rắc khủng bố và bạo động từ Tây Phi [nay là quán quân ám sát khủng bố] đến Levant, trong khi sự tấn công của NATO cũng đã gây ra làn sóng tỵ nạn từ Phi Châu đến Âu Châu.

Tuy vậy, một thành công “can thiệp nhân đạo” khác, và như tài liệu dài và thường ghê rợn tiết lộ, không phải một tài liệu bất thường, với nguồn cội mới cách đây bốn thế kỷ.

Nguyễn Trường

Irvine, California, USA

13-01-2017

[1] “there may still be two superpowers on the planet: the United States and world public opinion.”

[2] Unprecedented protest in the United States was a manifestation of the opposition to aggression that began decades earlier in the condemnation of the U.S. wars in Indochina, reaching a scale that was substantial and influential, even if far too late. By 1967, when the antiwar movement was becoming a significant force, military historian and Vietnam specialist Bernard Fall warned that “Vietnam as a cultural and historic entity… is threatened with extinction… [as] the countryside literally dies under the blows of the largest military machine ever unleashed on an area of this size.”

[3] The challenges faced by Western power at the outset of 2016 are usefully summarized within the conventional framework by Gideon Rachman, chief foreign-affairs columnist for the London Financial Times. He begins by reviewing the Western picture of world order: “Ever since the end of the Cold War, the overwhelming power of the U.S. military has been the central fact of international politics.” This is particularly crucial in three regions: East Asia, where “the U.S. Navy has become used to treating the Pacific as an ‘American lake’”; Europe, where NATO — meaning the United States, which “accounts for a staggering three-quarters of NATO’s military spending” — “guarantees the territorial integrity of its member states”; and the Middle East, where giant U.S. naval and air bases “exist to reassure friends and to intimidate rivals.”

[4] The problem of world order today, Rachman continues, is that “these security orders are now under challenge in all three regions” because of Russian intervention in Ukraine and Syria, and because of China turning its nearby seas from an American lake to “clearly contested water.” The fundamental question of international relations, then, is whether the United States should “accept that other major powers should have some kind of zone of influence in their neighborhoods.” Rachman thinks it should, for reasons of “diffusion of economic power around the world — combined with simple common sense.”

[5] In Sakwa’s words, one vision was of a “‘Wider Europe,’ with the EU at its heart but increasingly coterminous with the Euro-Atlantic security and political community; and on the other side there [was] the idea of ‘Greater Europe,’ a vision of a continental Europe, stretching from Lisbon to Vladivostok, that has multiple centers, including Brussels, Moscow and Ankara, but with a common purpose in overcoming the divisions that have traditionally plagued the continent.”

[6] Soviet leader Mikhail Gorbachev was the major proponent of Greater Europe, a concept that also had European roots in Gaullism and other initiatives. However, as Russia collapsed under the devastating market reforms of the 1990s, the vision faded, only to be renewed as Russia began to recover and seek a place on the world stage under Vladimir Putin who, along with his associate Dmitry Medvedev, has repeatedly “called for the geopolitical unification of all of ‘Greater Europe’ from Lisbon to Vladivostok, to create a genuine ‘strategic partnership.’”

[7] Russia’s concerns are easily understandable. They are outlined by international relations scholar John Mearsheimer in the leading U.S. establishment journal, Foreign Affairs. He writes that “the taproot of the current crisis [over Ukraine] is NATO expansion and Washington’s commitment to move Ukraine out of Moscow’s orbit and integrate it into the West,” which Putin viewed as “a direct threat to Russia’s core interests.”

[8] “Who can blame him?” Mearsheimer asks, pointing out that “Washington may not like Moscow’s position, but it should understand the logic behind it.” That should not be too difficult. After all, as everyone knows, “The United States does not tolerate distant great powers deploying military forces anywhere in the Western hemisphere, much less on its borders.”

[9])  There are good reasons to believe that a well-constructed police action, or even serious diplomatic negotiations with the Taliban, might have placed those suspected of the 9/11 crimes in American hands for trial and sentencing. But such options were off the table. Instead, the reflexive choice was large-scale violence — not with the goal of overthrowing the Taliban (that came later) but to make clear U.S. contempt for tentative Taliban offers of the possible extradition of bin Laden. How serious these offers were we do not know, since the possibility of exploring them was never entertained. Or perhaps the United States was just intent on “trying to show its muscle, score a victory and scare everyone in the world. They don’t care about the suffering of the Afghans or how many people we will lose.”

Địa - Kinh Tế - Chính Trị

See the fireworks Địa – Kinh Tế – Chính Trị created by blogging on WordPress.com. Check out their 2015 annual report.

Source: See the #fireworks I created by blogging on #WordPressDotCom. My 2015 annual report.

Xem bài viết gốc

PS: Xin bấm vào link đính kèm để đọc nguyên bản bài viết của John McCain

Source: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ NGHỊ SĨ JOHN McCAIN

TẬP TRUNG hay PHÂN TÁN QUYỀN LỰC

NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ KỶ XXI TRONG MỘT THẾ GIỚI BIẾN ĐỘNG

 

Trong những năm gần đây, lừa bịp, gian tham, dối trá liên tục phơi bày nhiều sự thật về quyền lực và hành xử quyền lực trên hành tinh, cần được hiểu rõ để đối kháng, với hy vọng nhân loại có thể thượng tồn qua thời gian.

Thực vậy, trong vài thế kỷ vừa qua, khuynh hướng Tập Trung ngày một lớn lao luôn diễn tiến và tập trung vào sự cạnh tranh quyền lực đế quốc trên toàn cầu. Cuộc tranh đua đã liên tục xẩy ra trong một chuổi các “đại cường” Âu Châu, một đế quốc toàn cầu [Anh Quốc], Nga, một nước Á Châu duy nhất [Nhật], và Hoa Kỳ.

Sau hai trận thế chiến tàn phá hai lục địa Âu-Á, chỉ còn hai “siêu cường”xuất hiện, Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết. Cả hai đều hùng mạnh và đầy ắp vũ khí — hai đại đế quốc trên hai lục địa. Khác với các cường quốc đi trước, cả hai đã không thể ngay cả tưởng tượng  bằng cách nào để trực tiếp lâm chiến mà không phải xóa sạch dấu vết văn minh của nhân loại.

Tuy vậy, toàn bộ hành tinh cũng đã trở thành chiến địa của những gì được biết như “Chiến Tranh Lạnh,” chỉ vì chiến tranh nóng đã được dành cho các vùng ngoại vi và xung đột đã diễn ra, một phần, trong “bóng tối” [the shadows] — [một tình huống tiểu thuyết gia John le Carre đã nắm bắt một cách đặc biệt sâu sắc].

Hai siêu cương đã phân chia hành tinh thành hai khối hùng mạnh: “thế giới tự do” đối đầu với thế giới “Cộng Sản”. Và những gì còn lại, thường được gọi là “Thế Giới Thứ Ba,” đã trở thành một sân chơi và đôi khi một chiến địa để tranh giành ảnh hưởng và thống trị. Từ Havana đến Sàigòn, Berlin đến Jakarta, bất cứ những gì đã xẩy ra, dù mang tính địa phương, vẫn luôn mang sắc thái của một siêu cường.

Và rồi đột nhiên thế giới chỉ còn lại một siêu cường. Năm 1991, một sự kiện, không mấy khác bước tiến cuối cùng trong quá trình tập trung quyền lực, hình như đã xẩy đến. Siêu cường yếu kém hơn và nghèo nàn hơn trong hai siêu cường cạnh tranh, với nền kinh tế trở nên xơ cứng ngay trong khi kho vũ khí hạt nhân ngày một bành trướng, lực lượng quân sự đang lên đột nhiên đột quỵ trong cuộc chiến bất phân thắng bại với phe Hồi Giáo cực  đoan ở Afghanistan được Hoa Kỳ, Saudi Arabia, và Pakistan hỗ trợ, bất thần biến khỏi hành tinh, để lại phía sau một bức tường Bá Linh đã sụp đỗ, một Đức Quốc thống nhất, một Đông Âu được giải phóng, và một loạt các Cộng Hòa Xô Viết trước đây ở Trung Á rã đám, và khối đối tác Trung Quốc [và đôi khi cạnh tranh-lẫn đối nghịch], vẫn do một đảng Cộng Sản lãnh đạo, đã hướng theo đại lộ cao tốc tư bản với khẩu hiệu “làm giàu là vinh quang.”

ÁP ĐẢO TRONG TOÀN BỘ QUANG PHỔ TRÊN HÀNH TINH ĐƠN CỰC

Giờ đây, Hoa Kỳ đang đứng một mình.

Và cho đến nay, chưa bao giờ  một đại cường duy nhất với tầm vóc như thế, với tài phú và ảnh hưởng quân sự như thế, được để yên đắc thắng trong đơn độc với không bóng dáng một đại cường bất cứ ở đâu có thể nghiêm chỉnh thách thức. Trên bình diện kinh tế, hệ  thống duy nhất có thể tưởng tượng trong một thế kỷ kia cũng đã bị loại vào lịch sử. Và  chỉ một đại cường và một hệ thống kinh tế trong chiến thắng — loại chiến thắng ngay cả giới lãnh đạo của chính siêu cường thắng cuộc cũng đã không thể tưởng tượng hay tiên đoán.

Lúc khởi đầu, Hoa Thịnh Đốn cũng đã kinh ngạc. Và phải mất gần một thập kỷ trước khi Hoa Kỳ mới quen dần và bắt đầu phản ứng đối với những gì đã xẩy ra. Xét cho cùng, như một quan sát viên lúc đó đã phải thốt lên“chung cuộc của lịch sử” [the end of history] — và giữa đống gạch vụn của các hệ thống và quyền lực là một dạng thức đế quốc của hệ  thống dân chủ tự do, và hệ thống tư bản thoát khỏi ngay cả ý tưởng các cạnh tranh và cưỡng chếtoàn cầu. Hay những gì như thế.

Trong gần một thập kỷ, chúng ta đã được biết một cách chắc chắn chúng ta đang sống trong kỷ nguyên “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn” và “toàn cầu hóa” [in the era of “the Washington consensus”and “globalization”].  Địa cầu là phẳng và tất cả chúng ta là Một, đang tung tăng giữa các dòng thác vĩ đại, các vòm sơn son thết vàng, các phim hành động, và các công chúa Disney…

Đúng là một thời mộng mơ — và mặc dù phải mất một thập kỷ, các bạn chắc còn nhớ rõ những kẻ mơ mộng.

Sau khi chuẩn bị phương cách như một chính quyền trong bóng tối, họ đã bước vào Tòa Bạch Ốc [với sự trợ lực của Tối Cao Pháp Viện]. Chỉ sau một cuộc tấn công khủng bố tai họa duy nhất [Pearl Harbor của thế kỷ thứ XXI], họ đã khởi đầu giấc mơ toàn cầu trong viễn kiến quyền lực mới của họ. Họ tưởng tượng một thời chiến có thể kéo dài nhiều thế hệ — vài nhân vật trong nhóm họ ngay cả gọi đó là Thế Chiến IV — trong đó họ có thể thiết kế một định chế bảo hộ quân sự, kể cả các căn cứ khổng lồ, ngay trung tâm dầu lửa Trung Đông và một Pax Americana toàn cầu nhằm ngăn ngừa một đại cường hay một khối gồm một số các quốc gia đang lên nào khác thách thức Hoa Kỳ.

Và những toan tính trên đây cũng đã chẳng khiến ai phải ngạc nhiên. Hình như đó cũng chỉ là một đoạn kết rõ nét đi đến Tập Trung Vĩ Đại [the Great Concentration]. Còn gì khác để mộng mơ khi “Chung Cuộc” [The End] đã xuất hiện trên màn hình và luận lý lịch sử chỉ còn do chính họ quyết định làm những gì họ có thể? Xét cho cùng, họ đã chuân bị sẵn sàng và chỉ cần kêu gọi một đội quân ngay cả bất cứ 10 quốc gia giàu mạnh kế tiếp nào  cũng không thể đua tranh; và một guồng máy an ninh quốc gia , kể cả các bộ phận giám sát và tình báo có tầm với trong thời hậu 9/11 không một quốc gia trên thế giới hay trong lịch sử có thể sánh kịp. Và họ đang ngự trị một nhà nước rộng lớn giàu sang được xem như “siêu cường duy nhất” [sole superpower] hay ngay cả một “hyperpower,” và cũng luôn được gọi  “cảnh sát trưởng” [sheriff] của hành tinh.

Nơi các đại cường trước đây có lần đã ngự trị, nay chỉ còn một số ít “các nhà nước èo ọp ngoài vòng pháp luật ” [a few rickety “rogue states]: Iraq, Iran, và North Korea. Và với sự giúp đỡ của một phụ tá viết diễn văn khôn lanh, George W. Bush đã sớm thổi phồng ba xứ nầy lên thành một “Trục Ma Quỷ” tùy tiện [convenient “Axis of Evil”] với mục đích riêng, một cụm từ mang ý nghĩa phối hợp tính đáng sợ của Phe Trục [Axis powers (Đức, Ý, và Nhật)] trong Đệ Nhị Thế Chiến với tên lóng kiểu-Star Wars “the Evil Empire” của Ronald Reagan dành để chỉ “Liên Bang Xô Viết” [“the Evil Empire”]. Cũng chẳng có gì quan trọng khi hai trong ba cường quốc liên hệ luôn cấu xé lẫn nhau trong một thập kỷ và 1/3, nửa-quốc-gia kia với một dân số luôn đói kém, hoàn toàn không liên can.

Ngoài ra, khi nói đến kẻ thù — những con số thánh chiến tương đối nhỏ, hầu hết rải rác trong các khu xa xôi của các bộ lạc trên hành tinh, và một thiểu số phiến binh trang bị thô sơ.

Một hành tinh “đơn cực”?  Đã hẳn, chính quyền Bush lúc đó luôn tin tưởng và chờ đợi Iraq, Iran, Syria, và nhiều nơi khác sẽ nhanh chóng đầu hàng. Vả chăng, tương lai, theo tài liệu hiện nay, không thể nào rõ ràng hơn. Liệu địa vị áp đảo, thống trị, hay ngay cả như giới quân sư Hoa Kỳ thích dùng,”áp đảo toàn quang phổ,”– “full-spectrum dominance,” sẽ luôn rõ ràng, không thể chối cãi, và là kết quả duy nhất?

MỘT THIÊN ĐƯỜNG THÁNH CHIẾN TRÊN HÀNH TINH

Tuy nhiên, trong khi tình hình hỗn loạn hiên nay trong nhiều vùng trên thế giới cho thấy: kết quả rõ ràng không như thế; và hành tinh đang cho thấy một câu chuyện hoàn toàn khác, một câu chuyện chú tâm không phải vào khuynh hướng tập trung quyền lực mà trên một hình thức phân tán quyền lực cực đoan.

Trong thực tế, chứng cớ ngày một nhiều và rõ ràng hơn, trong những năm hậu 9/11, hành xử quyền lực hình như không mang lại kết quả cho Hoa Thịnh Đốn. Không một kẻ thù, dù nhỏ nhoi, yếu đuối, trang bị thô sơ, và ít được hậu thuẩn, bị đánh bại. Không một nhóm thánh chiến bị quét sạch. Không hề có.

Mười ba năm sau, tất cả các nhóm không những vẫn tồn tại mà còn sinh sôi nẩy nở: al-Qaeda nguyên thủy, al-Qaeda trong bán đảo Á Rập [Yemen], và toàn bộ các nhóm thánh chiến mới đủ loại, hầu hết ngày một lớn mạnh, và một nhóm nay đã trở thành một “cung điện của vua Hồi” [“caliphate”] ngay tại trung tâm vùng Trung Đông; ở Afghanistan, Taliban đang tái sinh [và một phong trào Taliban mới ngày một lớn mạnh đang gây bất ổn ở Pakistan]; các chiến binh Shia, người Mỹ không thể dẹp bỏ ở Iraq trong suốt thời gian chiếm đóng,  hiện đang chống lại các thành phần trung thành với lực lượng quân sự  Sunni Hoa Thịnh Đốn đã giải thể  trong năm 2003. Ở Iran, phe chính thống , mặc dù sau nhiều năm bị đe dọa và áp lực, vẫn nắm chính quyền, với ảnh hưởng ngày một gia tăng trong khu vực. Libya, lẽ ra có thể đã là một phép lạ xây dựng quốc gia, thay vào đó đã trở thành một chiến địa cực đoan, trong cùng lúc [cũng như Syria] đang ngày một mất dần một bách phân dân chúng; Phi Châu ngày một bất ổn định, và Nigeria đặc biệt phải đối diện một trong những phong trào chống đối kỳ lạ hơn trong lịch sử hiện nay; v.v…

Tất cả mọi nơi trong vùng Trung Đông Nới Rộng, nói gì đến trên khắp địa cầu, đều vắng bóng một Pax Americana. Trong thực tế, xuyên suốt một vùng rộng lớn ngày một gia tăng của hành tinh, trải dài từ Nam Á đến Phi Châu, từ Iraq đến Ukraine, lực lượng chính yếu đang ngự trị hình như không phản ảnh tập trung, mà là phân tán quyền lực manh mún, rã rời, ngay trước mắt một Hoa Thịnh Đốn bất lực.

Mười ba năm sau, ngay trước một ngày kỷ niệm 9/11 khác, một cách bất đắc dĩ, tổng thống đã phải xuất hiện trước vô tuyến truyền hình phát động môt cuộc chiến Iraq thiếu may mắn mới, lần thứ ba kể từ 1991 — và là lần đầu trong đó những người loan báo rõ ràng không còn chút hy vọng chiến thắng, hay ngay cả có thể tưởng tượng một dứt điểm như thế nào. Trong thực tế, trước khi Barack Obama xuất hiện trước truyền hình Mỹ, các quan chức Hoa Thịnh Đốn cũng đã tiết lộ cuộc chiến mới có thể kéo dài không chỉ vài tuần lễ, hay ngay cả nhiều tháng, nhưng nhiều năm. Con số được rò rĩ đã tiết lộ:  ít nhất là “36 tháng.”

Nói một cách khác, khi phát động cuộc chiến Iraq 3.0, tổng thống đã phải gián tiếp thú nhận đang dành cho tổng thống kế nhiệm một di sản đang trên đà thất bại: Không những không rút khỏi Iraq như đã từng hứa hẹn trong chiến dịch vận động tuyển cử 2008, mà đang “trở vào” và “để lại” một cuộc chiến dai dẵng như một “di sản.”  Thực tế đó nếu tân tổng thống  không hiểu như bãi rác chôn vùi giấc mơ thống trị toàn cầu, thì là gì khác?

Kẻ thù mới cũng chẳng phải một nhóm thánh chiến ma quái nào đó với những nhóm chiến binh lẻ tẻ và rời rạc trong các góc tối của hành tinh. Mà là những thực thể mới dưới ánh sáng mặt trời: trụ sở một nhà nước, một guồng máy chiến tranh, với khả năng tài chánh và “khủng bố” [tất cả, ngoại trừ một “Đế Quốc Ma Quỷ” trước đây].

Để đối phó với thực tế mới, phi cơ tự động “drones” và các phi đội oanh tạc cơ đã được vận dụng và Hoa Thịnh Đốn hiện đang thống lãnh — một cụm từ, đã từng thông dụng trong gần  1/4 thế kỷ, đã tái xuất hiện trên báo chí và bởi các bình luận gia, cuộc xung đột mới — một “liên minh tự nguyện” [a coalition of the willing].

Trong liên minh thứ nhất  năm 1991, 35 quốc gia đã quy tụ dưới trướng của Hoa Kỳ nhằm nghiền nát Iraq của Saddam Hussein [trong thực tế đã không hoàn toàn diễn ra]. Và người Saudi, người Nhật, và người Đức đã phải bỏ ra 52 trong số 61 tỉ chi phí vào cuộc chiến,  đã dễ dàng đem lại chiến thắng [ngắn ngũi] cho Hoa Thịnh Đốn.

Tuy nhiên, “liên minh” mới lần nầy chỉ gồm một số thành viên ngoan cố, thiếu tự nguyện, thiếu thống nhất, và do đó, trong thực tế, chỉ có thể đem lại một tai họa đang hình thành. Bên trong Iraq, một chính quyền thống nhất đang được sắp xếp và xem chừng không mấy khác các chính quyền không mấy thống nhất trước đây. Người Kurds chơi nước đôi với  hậu thuẩn nửa vời; Moqtada al-Sadr, giáo phẩm Shia với các chiến binh trước đây đã có lần chống lại người Mỹ và hiện đang xung đột với các lực lượng của Nhà Nước Hồi Giáo mới [new Islamic State [“IS”], cảnh cáo và chống đối mọi hình thức hợp tác với kẻ thù chiếm đóng trước đây; và phe Sunnis, cũng chẳng nên nuôi ảo vọng. Và cũng không nên khởi động hợp tác với người Thổ [Turks], người Ai Cập, và các sắc dân khác trong vùng.

Trong lúc chờ đợi, Ngoại Trưởng John Kerry đã bay qua Iraq, hứa hẹn Hoa Kỳ  sẽ bỏ ra 48 triệu để tái huấn luyện  lực lượng “vệ binh quốc gia Iraq mới”. Điều nầy có nghĩa một cứ điểm cho các chiến binh Sunni bất mãn, nhằm tăng cường quân đội Iraqi do Hoa Kỳ tài trợ, trang bị, và huấn luyện, sụp đỗ ngay khi các chiến binh “IS” cầm đầu bởi các nguyên sĩ quan trong đội quân [bị giải tán của Saddam Hussein] tấn công. Và với sự giúp đỡ của Saudi Arabia [những người trước đây đã cung cấp phương tiện tài chánh cho các nhóm phiến binh cực đoan hơn ở Syria], người Mỹ hiện nay đang có kế hoạch trang bị và huấn luyện các phiến binh “ôn hòa”hơn chút ít ở xứ nầy. Và nếu đây không phải là mô tả  một liên minh khập khiểng, thì là gì?

MỘT HẰNG SỐ TRONG MỘT THẾ GIỚI BẤT ỔN ĐỊNH

Từ các lực lượng quân sự “mới” của Iraq,  các tường trình, phân tích, và bình luận của giới truyền thông, cho đến lời kêu gọi tăng cường các hành động quân sự bởi số đông các thành phần tân bảo thũ và Cộng Hòa ở Hoa Thịnh Đốn, mọi việc cũng chẳng có gì thay đổi. Tuy nhiên, lần nầy chúng ta hình như đang chứng kiến các biến cố quen thuộc nhưng thật sự sởn gai ốc. Thế giới ngày một như thế , chẳng hạn như trong “Chiến Tranh Lạnh mới,” đang diễn ra trong những tháng gần đây ở Ukraine.

Và tuy vậy, cũng cần phải ghi nhận một vài sự việc đang thiếu vắng. Chẳng hạn, từ khá lâu, chúng ta ít được nghe đến những cụm từ “siêu cường duy nhất” hay “đơn cực”. Tuy nhiên, câu chuyện đa cực, như kinh tế Brazil, cũng mờ nhạt dần.

Trên bề mặt, Hoa Kỳ vẫn  còn là đại cường đơn cực trên hành tinh, hay như tổng thống đã nhắc đến trong bài nói chuyện truyền hình khi nói đến vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ, “một hằng số trong một thế giới bất ổn định” [“the one constant in an uncertain world]. Lực lượng quân sự  áp  đảo của Hoa Kỳ vẫn không ai có thể chối cãi trong bất cứ ý nghĩa bình thường nào, với một cái gì tiến lúc một gần tới mục tiêu “áp đảo trọn quang phổ” ước muốn từ lâu. Không một tập trung quyền lực nào khác trên hành tinh sánh kịp. Trong thực tế, ngay cả đối với Liên Hiệp Âu Châu, có lúc tưởng tượng như một khối quyền lực tương lai có khả năng bao la, đe dọa  vụn  vỡ đủ loại hiện nay hình như cũng đang lơ lửng trên không trung.[1]

Đã hẳn, hai đại cường cấp vùng đã bắt đầu phô trương sức mạnh quân sự dọc theo biên giới của chính mình [và các tuyến giao thông hàng hải]. Vladimir Putin, lãnh đạo chuyên quyền một xứ chính yếu là một nhà nước giàu năng lượng nhưng rỗng ruột, đang xen vào nội bộ Ukraine, như trước đó đối với Georgia, trong những tình huống ông ta cảm nhận áp lực của Hoa Kỳ và NATO dọc các biên giới xứ sở của chính ông trước đây. Trong quá trình, Tổng Thống Nga đã thực sự  phân tán, tiêu hao quyền lực đang vụn vỡ trên lục địa Âu-Á, trong  phương cách lúc một khó kiểm soát hơn là Putin tưởng tượng hiện nay.

Cùng lúc, trong vùng Nam Hải và phụ cận, Trung Quốc, một đại cường kinh tế đang lên của thế giới, và cũng là một đại cường quân sự cấp vùng ngày một giàu mạnh, đã luôn gây áp lực đối với các quốc gia láng giềng để giành giật quyền kiểm soát tài nguyên năng lượng dưới lòng đại dương, và nói chung, đang tìm cách đảo ngược lịch sử lâu dài của những năm xem như “tủi nhục,” khi đang giữ địa vị một bá chủ cấp vùng.

Cũng như ở Ukraine với NATO, ở đây, với chốt Á Châu, Hoa Kỳ đã giữ phần mình trong quá trình. Thêm một lần nữa, phân tán và vụn vỡ đủ loại đang le lói ở chân trời. Và tuy vậy, các thử thách nầy đối với tư thế của Hoa Kỳ như bá chủ toàn cầu vẫn chỉ có thể mang tính đa phương và hạn chế trong bản chất. Khả năng sẽ được khai triển thành một dạng thức các tranh chấp giữa các đại cường trong thế kỷ XIX hay trong kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh hình như còn xa xôi.

Tuy vậy, khả năng một vấn đề hắc búa đối với Hoa Thịnh Đốn vẫn còn. Trong 13 năm qua, Hoa Kỳ đã có thể có cách tiếp cận đủ loại quyền lực  vô song, cô đọng trong nhiều phương cách, và tuy vậy, trong những gì được xem như  một bí ẩn của thế kỷ XXI, ở khắp nơi, ngay cả ở quốc nội, vỡ vụn và bí lối, thiếu cương quyết, thiếu hành động hữu hiệu, cũng khá rõ ràng, trong khi tiêu hao, phân tán quyền lực hình như đã trở thành thông lệ.

Không nơi nào, quốc nội hay hải ngoại, sức mạnh rõ rệt của chính Hoa Kỳ có thể chuyển biến thành kết quả chờ đợi, hay nhiều thứ khác, ngoại trừ những khuấy đục hỗn độn . Trên phần lớn hành tinh, ngoại trừ Mỹ Latin [nhưng không phải Trung Mỹ], các lỗ hổng quyền lực, tai họa sụp đổ và vụn vỡ lúc một trở thành một phần của đời sống hàng ngày. Và một điều khá rõ ràng: mỗi một và tất cả các quyết định sử dụng quyền lực quân sự của Hoa Kỳ trên toàn cầu kể từ biến cố 9/11 luôn tăng tốc quá trình vụn vỡ, gây bất ổn trong mọi vùng, mọi khu vực.

Trong thế kỷ XXI, phe quân sự Hoa Kỳ  luôn thất bại như một lực lượng xây dựng quốc gia  hay xây dựng quân đội , cũng chẳng thể đem lại bất cứ chiến thắng nào, mặc dù đã ra sức tìm kiếm.[2]

Thay vào đó, giới quân sự đã trở thành không mấy khác một cơn lốc trong quốc tế vụ, và vì vậy, dù cho cuộc chiến mới  gần đây nhất  ở  Iraq sẽ ra  sao chăng nữa, một điều có thể tiên đoán:  khi kết thúc, toàn vùng sẽ bất ổn hơn và tồi tệ hơn.

TẬP TRUNG QUYỀN LỰC LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Nói chung,  kể từ Đệ Nhị ThếChiến,  mọi người luôn chú tâm đến sự kiện “Tập Trung Cao Độ” [the Great Concentration], trong khi một câu chuyện khác đang diễn ra trong bóng tối. Tiêu điểm là hiện tượng phân tán quyền lực trong những nơi chính quyền Bush thường gọi là Vùng Trung Đông Nới Rộng, cũng như ở Phi Châu, và ngay cả ở Âu Châu. Chính xác:  điều nầy sẽ triển khai ra sao có lẽ sẽ phải đợi thời gian trả lời. Nhưng để thảo luận, chúng ta có thể gọi đó là Quyền Lực “Phân Tán Vĩ Đại”[The Great Fragmentation].

Có lẽ thực tế nầy đã bắt đầu trong thế kỷ XX với các phong trào giải thực [decolonization] lan tràn ở nhiều nơi trên toàn cầu với sự sụp đổ của nhiều đế quốc Âu Châu vốn sẵn đã suy yếu. Một trong những bằng chứng mới nhất có thể là “Mùa Xuân Á Rập” [Arab Spring] với tình trạng hỗn độn và tan rã tiếp theo. Tình trạng xói mòn hay trung tính hóa quyền lực đế quốc và các hệ thống đồng minh hay lệ thuộc được xây dựng hình như ngay tại trung tâm. Thực trạng nầy đã lôi kéo theo sự mất dần khả năng  thành đạt những thắng lợi của giới quân sự ở khắp mọi nơi,  ngay cả đối với các kẻ thù ít uy tín nhất từng là nền tảng của quyền lực đếquốc.

“Phân Tán Vĩ Đại” đã tăng tốc trong nhiều phương cách tai họa hiện nay, có lẽ dưới vài áp lực tăng cường vụn vỡ. Thực vậy, một triển khai trong bóng tối khác phối hợp cả hai khuynh hướng tập trung và phân tán quyền lực trong nhiều phương cách vô cùng tai hại. Nói rõ hơn, câu chuyện khải huyền đã biến thành khí giới của nhân loại — sự khám phá phương cách khai thác hữu hiệu hai nguồn tài nguyên năng lượng — năng lượng hạt nhân và năng lượng hóa thạch — những khám phá đưa đến sự suy sụp trong đời sống của con người.

Chúng ta có thể kết luận như hai phương cách tập trung quyền lực lớn nhất trong lịch sử: một khuynh hướng hiện đang ẩn chứa trong các kho nguyên tử trên thế giới có đủ khả năng tiêu hủy nhiều hành tinh như địa cầu;  khuynh hướng thứ hai ẩn chứa trong các giếng dầu và hơi đốt thiên nhiên, các mỏ than đá, cũng như trong một số tương đối nhỏ bé các đại công ty năng lượng và các quốc gia giàu năng lượng như Saudi Arabia, Russia, và Hoa Kỳ. Và như mọi người đã hiểu rõ, cả hai họp lại sẽ có đủ khả năng hỏa thiêu mọi nền văn minh trên địa cầu.

Hai khuynh hướng tập trung quyền lực nầy  cũng có thể đưa đến  đủ loại phân tán khải huyền, trước đây chỉ thuộc tiềm năng kiểm soát của Thánh Thần và Thượng Đế.  Và chúng ta đang nói đến tiềm năng ra khỏi lịch sử . Áp lực của câu chuyện  đã bắt đầu với hai bom nguyên tử tàn sát cư dân  trên hai hải đảo Hiroshima và Nagasaki,  hay ít ra từ  6-8-1945 — ngày tiềm năng thượng tồn của nhân loại trên hành tinh thực sự bị đe dọa.

Và chúng ta chỉ còn biết cầu mong Trời Phật Thánh Thần che chở cho mọi chúng sinh và nhân loại !

 

Nguyễn Trường

3602 Pine Street

Irvine, CA 92606, U.S.A.

 

[1] On the face of it, the United States remains the unipolar power on planet Earth, or as the president put it in his TV address, speaking of American leadership, “the one constant in an uncertain world.”  Its military remains uncontested in any normal sense, with something approaching that long-desired goal of full-spectrum dominance.  No other concentration of power on the planet comes close to matching it.  In fact, even for the European Union, once imagined as a future power bloc of immense possibility, fragmentation of various sorts now seem to hover in the air.

[2] [neither a nation-nor an army-builder, nor has it found victory, no matter how hard it’s searched]

 

TỰ DO-DÂN CHỦ-NHÂN QUYỀN hay CHIẾN TRANH-ĐƠN PHƯƠNG-BIỆT LỆ

 

Hoa Kỳ hiện đang theo đuổi chiến tranh triền miên trên khắp thế giới với không một dấu hiệu chiến thắng bất cứ ở đâu: Iraq đang hỗn loạn và tan nát; Libya cũng vậy; và Syria hầu như không còn hiện hữu.

Sau 15 năm, “tiến bộ” ở Afghanistan đã bị đảo ngược trong khi các nỗ lực đẩy lùi các bước tiến gần đây của Taliban luôn liên tục khập khiểng. Nhà Nước Hồi Giáo  [Islamic State] có thể đang rệu rã, nhưng các phân bộ rời rạc vẫn luôn tìm mọi phương cách kinh tởm mới để tăng cường hàng ngũ và các cuộc tấn công. Sau khi đã phung phí hàng nghìn tỉ mỹ kim vào chiến tranh với kết quả bi đát, điều đáng ngạc nhiên khi các gương mặt then chốt trong giới quân sự hay các quan chức trong guồng máy an ninh quốc gia khổng lồ và tập đoàn quân sự-kỹ nghệ [military-industrial complex  hay “the Complex”] ở Hoa Kỳ đã không hề lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các tai họa tiếp diễn dưới quyền và trách nhiệm của chính mình.

Họ vẫn im lìm một cách kỳ lạ trước một thực tế quá rõ ràng. Một sự im lặng bao trùm không đơn thuần có thể quy trách nhiệm cho bản chất ham muốn chiến tranh của giới quân sự Hoa Kỳ. Đã hẳn, các chiến sĩ và chiến binh luôn tự xem sẵn sàng chiến đấu, nhưng ngay các quân nhân cũng không phải là người chọn lựa chiến tranh. Tình trạng cũng không thể quy trách duy nhất cho tham vọng uy quyền và doanh lợi của tập đoàn quân-sự-kỹ-nghệ, mặc dù các thành phần của “The Complex” không mấy hồ hỡi tìm cách cải tiến các quyết định cơ bản của các nhà nước dưới quyền. Để hiểu rõ sự im lặng đặc biệt của giới quân sự khi đối mặt với khủng hoảng hết sức rõ ràng, bạn cũng không nên giả thiết, từ quân nhân đến tướng lãnh, các thành viên đã không hề tỏ rõ cảm giác phức tạp luôn chỉ trích những gì đang diễn tiến. Câu hỏi thực sự là: Tại sao họ không bao giờ công khai nói ra?

Muốn  hiểu rõ sự im lặng có nghĩa đang nắm bắt được các lý do cá nhân, cảm tính, và định chế chồng chéo tại sao rất ít ai trong giới quân sự hay phần còn lại của guồng máy an ninh quốc gia có lúc lên tiếng chỉ trích các chính sách có thể đang gây bức xúc nơi họ và trong chỗ riêng tư, họ có thể bất bình. Ngay William J. Astore cũng phải đã hiểu rõ, vì lẽ cũng như rất nhiều người khác, trong binh nghiệp, Astore cũng đã phải tự gạt bỏ mọi cảm nghĩ bất đồng của chính mình.

“STAR WARS” VÀ WILLIAM J. ASTORE

Ngay từ khi còn là một trung tá không quân trẻ tuổi, William J. Astore cũng đã phải phục vụ trong một chương trình Astore không hề ưa thích: quân sự hóa không gian. Vào thời điểm đó, Không Quân đã lên lịch thử nghiệm một loại hỏa tiễn chống vệ tinh [an anti-satellite — ASAT] do một chiến đấu cơ phản lực F-15 phóng đi trên cao độ. Hỏa tiễn được thiết kế cho quỹ đạo thấp quanh địa cầu chống lại các vệ tinh của các quốc gia thù địch. Khối Xô Viết được biết đã có khả năng ASAT và đây chính  là đáp ứng của Hoa Kỳ. Nếu khối Xô Viết đã có sẵn khả năng, người Mỹ cũng phải có vũ khí tương đương hay tốt hơn. Hoa Kỳ gọi đó là biện pháp “ngăn chặn” hay “răn đe” [deterrence] của chính mình.

Ngay từ khi trẻ tuổi vừa dứt bỏ bệnh ghiền “Star Trek” xưa cũ, Astore cũng đã xem  không gian như “biên giới sau cùng” [the final frontier], một bình diện tốt hơn địa cầu luôn đầy dẫy xung đột, một nơi mọi chuyện, ngay cả hòa bình, đều có thể. Đối với Astore, điều sau cùng cần có là quân sự hóa biên giới nầy. Dù vậy, Astore vẫn đã phải làm việc tại Trung Tâm Giám Sát Không Gian [Space Surveillance Center] trong Cheyenne  Mountain để hổ trợ chương trình thử nghiệm, và nếu thành công, cũng đã có thể giúp biến không gian thành một khu vực chiến tranh mới khác.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn biết, mặc dù thù ghét, Astore đã không lên tiếng chống đối cuộc thử nghiệm. Astore chỉ giữ các tư tưởng chống đối và nghi ngờ cho riêng mình. Astore tự nghĩ mình không có nhiệm vụ, và không phải là người có trách nhiệm phán đoán các quyết định của cấp trên trong chính quyền của Tổng Thống đương nhiệm Ronald Reagan. Bạn không thể có một quân đội có đủ kỷ luật và trật tự nếu các quân nhân có quyền thách thức mọi vấn đề. Thực vậy, phải chăng mệnh lệnh cần phải được chấp hành. Quân nhân không có quyền hỏi tại sao; và bổn phận của quân nhân là thực thi hay chết — nhất là lúc đó người Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh với người Xô Viết, dù chỉ dưới hình thức “chiến tranh lạnh”.

Vì vậy, Astore đã phải chôn vùi mọi nghi ngờ bất đồng của chính mình và tiếp tục góp phần chuẩn bị cuộc chiến tương lai trên quỷ đạo. Trong thực tế, Astore cũng nhớ rõ vẫn nuôi hy vọng cuộc thử nghiệm ASAT có thể diễn tiến tốt đẹp và chính mình cũng có thể được xem như đã làm nhiệm vụ một cách hữu hiệu. Và trong tâm thức đó, Astore tự nghĩ cá nhân mình có lẽ cũng đã là thành phần quân nhân khá mẫu mực, lúc đó và ngay cả bây giờ.

Chương trình F-15 ASAT cuối cùng cũng đã bị hủy bỏ, nhưng chỉ sau này khi nhìn kỷ lại và đã dạy cho Astore bài học: các ưu tiên của sứ mệnh và các nhu cầu quân sự trong  tình huống nhiều cấp bậc là những yếu tố hùng mạnh để dẹp bỏ mọi đạo đức,  luân lý, và tư duy trái ngược. Như vậy, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, tự nhiên” hơn, khi chú tâm vào bổn phận phải làm theo lệnh trên hơn là cản trở  một hệ thống không để đón nhận công luận và các quan điểm trái ngược. Xét cho cùng, một “quân đội hoàn toàn tự nguyện, vì vậy, phải luôn tuân thũ, hay luôn rũ bỏ và không chấp nhận bất đồng quan điểm”, như đã dự liệu hay quan niệm từ đầu.

Đối với các tác giả các định chế tập quyền với nhiều cấp bậc, bài học sẽ không có gì đáng ngạc nhiên.

Chẳng hạn, những ai lớn lên trong Giáo hội Cơ Đốc hay đã chọn binh nghiệp, đều hiểu rõ các áp lực phải thích ứng với các định chế tương tự. Đó chính là trường hợp của William J. Astore. Theo Astore, trong Nhà Thờ, ít ra theo đại đa số các con chiên, bạn phải luôn nhớ “biết sợ Chúa là bắt đầu khôn ngoan”, và các hàng giáo phẩm luôn sẵn sàng khuyến khích hay un đúc tâm thức lo sợ đó.

Trong quân đội, giây phút huấn luyện cơ bản đầu tiên là khuyến khích “thái độ chấp hành” “giữ yên lặng”. Không ta thán hay than trách dù chỉ trong hàng ngũ các tân binh. Phải luôn: Vâng, thưa Ngài; hay Yes, sir; no, sir; no excuse, sir… Hợp tác và Tốt nghiệp. Tâm thức phục tùng đó khó lòng thách thức hay đổi thay, dù ở cấp bậc và địa vị nào.

Đã hẳn, luôn có một lý do chính đáng cho những điều vừa nói. Bạn không thể tập hợp một đàn mèo, cũng không thể biến chúng thành một đơn vị chặt chẽ. Trong  hoàn cảnh sinh tử, tuân thũ và kỷ luật luôn thiết yếu và hành động nhanh chóng.

Tuy nhiên, dù đó có thể là sự thật, Hoa Kỳ cũng vẫn không cần đến tuân thủ nhiều hơn, và người Mỹ rất cần các thành phần bất đồng quan điểm. Không những trong quần chúng và công dân mà ngay cả trong quân đội — có lẽ đặc biệt là trong hàng ngũ quân nhân.

Không may, theo chính lời của nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng và Giám Đốc CIA Leon Panetta trong Đại Hội Đảng Dân Chủ gần đây, trong kỷ nguyên hậu-9/11, người Mỹ đã quá ca tụng và tôn kính giới quân sự như “kho tàng vĩ đại của quốc gia”. Trong thực tế, giới quân sự đã trở nên thiết yếu đối với Hoa Thịnh Đốn đến độ các tổng tư lệnh tiềm năng như  Hillary Clinton [tướng John Allen] và Donald Trump [trung tướng Michael Flynn] luôn mong đợi các tướng lãnh hồi hưu ủng hộ họ như ứng cử viên hội đủ khả năng và kinh nghiệm.

Trong một ý nghĩa thực tế, Ngũ Giác Đài đã trở thành Nhà Thờ  Quốc Gia Chính Thống của Hoa Kỳ. Nếu người Mỹ tiếp tục tôn thờ hay luôn đi lễ ở  Nhà Thờ Quốc Gia Chính Thống, người Mỹ ít ra cũng cần đòi hỏi một mức độ chân thành tối thiểu nào đó từ hàng giáo phẩm. Trong một Hoa Kỳ quân sự hóa, vấn đề hiện nay là bằng cách nào khuyến khích một tâm thức chân thật từ các giáo sĩ và ngay cả giáo dân.

Chúng ta có thể gọi đó là một bất đồng quan điểm mang tính ái quốc. Với cụm từ “bất đồng quan điểm”, chúng ta muốn nói đến bàn luận chân thật từ những ai hiểu rõ những bất trắc và mê sảng của các cuộc chiến triền miên, các xung đột tàn khốc đã và đang tiếp diễn. Người Mỹ đang có nhu cầu cấp bách cần khuyến khích các thành phần bất đồng quan điểm và chính kiến bên trong quân ngũ và trong nội bộ “The Complex”, cần bày tỏ tâm thức theo phương cách giúp họ dịch chuyển ra khỏi lộ trình chiến tranh không dứt và triền miên…

Tuy vậy, muốn thực thi điều đó, người Mỹ phải hiểu rõ họ đang đối diện với rất nhiều trở lực.

Chẳng hạn, rõ ràng một chính quyền, được trang bị với Luật Do Thám hay Gián Điệp trong Đệ Nhất Thế Chiến — đã phát động một cuộc chiến chống lại các thành phần cẩn báo và kết án chung thân Chelsea Manning trong một trại tù an ninh tối đa —  khó thể bất thần khuyến khích công khai bày tỏ các tư duy bất đồng trong nội bộ khối an ninh quốc gia.

Nhưng vẫn còn nhiều trở ngại khác đối với mọi người trong chúng ta cũng cần được nghe chút  ít các câu chuyện bất đồng quan điểm và chính kiến từ “quyền thứ tư” trong chính quyền.

BẢY LÝ DO TẠI SAO KHÓ LÒNG BÀY TỎ CÁC BẤT ĐỒNG

Như một bắt đầu, thật khó lòng đối với một người bên ngoài có thể tưởng tượng tỏ rõ bất đồng khi bạn đang ở trong quân ngũ. Có rất nhiều áp lực phối hợp để dập tắt mọi bất đồng  — từ cảm nghĩ trung thành và ái quốc đến tâm thức và âu lo bị trừng phạt. Theo lời của William J. Astore, khi còn trong quân ngũ, bạn không được miễn nhiễm đối với các áp lực như thế, chính vì vậy câu chuyện của Astore là khá chuẩn xác. Astore cũng có những bất đồng đối với giới quân nhân, nhưng đã không nói ra mãi cho đến năm 2007, hai năm sau khi hưu trí.

Tại sao lại như thế? Astore có thể giải thích nhưng không phải tìm cách biện minh. Trừ phi bạn đã từng ở trong quân ngũ, bạn khó có được ý tưởng bằng cách nào đời sống trong quân ngũ mang tính bao che và chiếm hữu tất cả mọi thứ. Trong một phương cách kỳ lạ, đó có thể là “thứ gần gũi nhất với chủ nghĩa xã hội thực sự ở Hoa Kỳ”: chỗ ở ngay trong căn cứ đã cung cấp và buộc chặt bạn với cấp bậc của chính bạn, với các bác sĩ của chính quyền và y tế xã hội hóa cho mọi quân nhân, với giáo dục cho con em các bạn trong trường học tại căn cứ, và đi lễ nhà thờ cũng trong căn cứ.

Nói một cách khác, một đời sống mang tính ốc đảo, được tăng cường khi quân đội đồn trú tại các “Little Americas”ở hải ngoại [các căn cứ như Ramstein ở Đức]. Đối với giới hâm mộ “Star Trek: The Next Generation”, các bạn có thể nghĩ Ramstein và các căn cứ tương tự trên khắp thế giới như những nơi bạn tự động đồng hóa vào tập thể. Trong một đời sống tổ ong như vậy, đề kháng là hoàn toàn vô ích.

Tác động nầy chỉ được tăng cường bởi đặc tính chiến tranh bộ lạc: Dính kết với đơn vị; luôn được khuyến khích đạt đến cao độ chiến trận khi sứ mệnh [bảo vệ mạng sống cá nhân và đồng đội] trở thành quyết định; chăm chú vào tiêu điểm cuối họng súng AK-47 hiếm khi kịp tư duy hay phán đoán, và cũng là việc không nên…

Tuy vậy, ngay cả khi đã gạt qua một bên tính ốc đảo quân sự, trung thành với đơn vị, và áp lực của chiến trận, sau đây là bảy yếu tố phối hợp khác, Astore đã trải nghiệm và chứng kiến,  luôn ngăn chặn bất đồng tư duy trong nội bộ giới quân nhân.

(1) Địa vị và tham vọng: Quân đội Hoa Kỳ hiện nay không còn “các thành phần làm nghĩa vụ quân sự ương ngạnh” — và hầu hết là “tự nguyện.” Các thành phần “làm nghĩa vụ” trước đây đôi khi hoài nghi; nhưng số đông muốn lâm thời chịu đựng và đợi ngày giải ngũ. Các thành phần tự nguyện hiện nay thường với lòng tin; đa số chờ đợi được thăng tiến. Phê bình chỉ trích luôn có nghĩa khó được ưa chuộng và nâng đỡ. Quân đội nhà nghề nhanh chóng hiểu rõ:  thà yên lặng để được cải tiến thay vì lớn tiếng ngay thẳng để tự hại. Nếu nghi ngờ,  bạn có thể hỏi các tướng lãnh được ưa chuộng trong các cuộc chiến thất bại trước đây.

(2) Danh vọng tương lai và tham vọng: Phải làm gì sau khi rời quân ngũ? Việc làm dân sự thường khan hiếm. Nhiều cựu quân nhân hiểu rõ có nhiều khả năng được hưởng bổng lộc gấp đôi gấp ba, nếu nhận làm việc cho các nhà thầu quốc phòng trong các chức vụ tư vấn hay cố vấn ở hải ngoại. Tại sao phải đánh mất các triển vọng và lợi lộc tương lai, chỉ vì danh nghĩa bộc trực luôn đánh mất lý lịch an ninh cao giá đối với các xí nghiệp quốc phòng tìm kiếm ứng viên?

(3) Thiếu đa dạng: Quân đội Hoa Kỳ là một khuôn mẫu chọn lọc của một quốc gia đã sàn lọc sẵn các thành phần thiếu tin tưởng và phản loạn. Đã hẳn, đây là do thiết kế. Sau Chiến Tranh Việt Nam, bộ Tổng Tham Mưu quyết định sẽ không bao giờ cho phép một làn sóng bất đồng quan điểm hay thiếu thuần phục bên trong hàng ngũ quân đội, và đã thành công. Thử nghĩ xem: giữa “các chiến sĩ” và “công-dân-quân-nhân”, ai là người dễ bảo, dễ xử lý, và ai luôn giữ im lặng?

(4) Niềm tin bạn có thể đem lại thay đổi qua phương cách làm việc yên lặng từ bên trong hệ thống: Bạn có thể gọi đó là hiệu ứng Harold K. Johnson. Johnson là một tướng lãnh bộ binh trong Chiến Tranh Việt Nam, người đã có ý định từ chức để phản đối về những gì được xem như mục tiêu hay chính nghĩa đã bị đánh mất. Johnson đã quyết định ngược lại, ngẫm nghĩ có thể đem lai đổi thay tốt hơn trong khi vẫn mang bốn sao, một quyết định về sau ông đã vô cùng hối tiếc. Sự thật là hệ thống có nhiều phương cách thực nghiệm có thể trung hòa hóa các bất đồng nội bộ, chôn vùi, hay uốn nắn và biến đổi các bất đồng thành vô hại.

(5) Liên tục ổn định hóa giới quân nhân: Kể từ sau biến cố 9/11, nhiều chiêu bài ca tụng giới quân nhân bởi các tổng thống và chính trị gia rõ ràng nhằm ngăn chặn các nghi ngờ chân thật trong nội bộ giới quân nhân. Nếu tổng thống và Quốc Hội nghĩ các bạn là giới quân nhân tốt nhất từ trước đến nay, một lực lượng giải phóng nhân loại, tài nguyên quốc gia vĩ đại nhất, bạn là ai để bày tỏ bất đồng?

Nhưng nhiều người Hoa Kỳ thường nghĩ  khác. Các nhà lập quốc đã từng xem hàng ngũ quân nhân là một đe dọa có hại cho dân chủ. Trước Đệ Nhị Thế Chiến, nói chung,  họ đã từng chứng tỏ ưa thích chủ nghĩa cô lập hơn là chủ nghĩa đế quốc, mặc dù, trong thực tế, đa số rất hăng say giành đất của thổ dân và dân Mễ Tây Cơ trong khi lừa dối và phản bội người Cuba, người Phi Luật Tân, và các sắc dân khác khi nói đến nền độc lập của các sắc dân nầy.

Nếu nghi ngờ, bạn chỉ cần đọc “War is a Racket” của Smedley Butler, vị tướng Thủy Quân Lục Chiến trong những thập kỷ trước đây trong thế kỷ trước và hai lần đã được giải thưởng “Medal of Honor”.

Trong bối cảnh hiện nay, bạn nên nghĩ như thế nầy: các nền dân chủ nên xem hàng ngũ quân nhân như một tai họa cần thiết, và chi tiêu quân sự như một thứ thuế lũy thoái [regressive tax] đánh trên nền văn minh — như Tổng Thống Dwight D. Eisenhower đã từng làm khi so sánh các chi tiêu nầy với “nhân loại bị đóng đinh trên thập tự giá [bằng] sắt”.

Tuy vậy, luôn hoan hô và ca tụng quân đội Mỹ chỉ có thể đem lại hứng thú và thoải mái cho giới quân sự, nhưng không giúp giới quân nhân thấy được các thiếu sót sai lầm của mình, cũng không giúp người Mỹ như một quốc gia thấy lỗi lầm do chính quyền của họ.

(6)Thiếu tôn trọng đối với đồng đội: Bất đồng quan điểm luôn cô đơn. Chính vì vậy, các quân nhân bất đồng quan điểm thường không để lộ ý định của mình khi còn trong quân ngũ.

(7) Ngay cả khi đã rời quân ngũ, bạn cũng chẳng bao giờ hoàn toàn thoát khỏi đời sống quân nhân: Theo Astore, quân đội không bao giờ bỏ hẳn bạn lại phía sau. Bạn vẫn đứng nghiêm để chào cấp trên mỗi khi gặp lại, và luôn nhớ rõ lời tuyên thệ của một sĩ quan.

Tóm lại, chiến tranh triền miên là một đe dọa lớn lao đối với dân chủ ở Mỹ, vượt xa ISIS, Nga, hay bất cứ đe dọa từ bên ngoài nào khác bạn muốn nhắc đến. Một lần nữa, nguyên Tổng Thống Eisenhower, trong tư cách tư lệnh tối cao các Lực Lượng Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế Chiến, đã học được một điều gì đó về bản chất thực sự của chiến tranh: “Chỉ Người Mỹ mới có thể làm tổn thương Nước Mỹ.”[1]

Quân đội và toàn bộ guồng máy an ninh quốc gia ngày một lớn mạnh chỉ nên hiện diện vì một mục đích duy nhất: bảo vệ xứ sở — có nghĩa, để bảo vệ Hiến Pháp và các quyền dân sự, các quyền tự do… Khi làm những điều đó, quân đôi và guồng máy  an ninh quốc gia đang làm bổn phận của mình, và xứng đáng được khen ngợi [nhưng không bao giờ nên quá sùng bái]. Khi không làm được những điều đó, guồng máy cần bị chỉ trích, cần được cải cách, ngay cả tái xây dựng từ số không [và trong phương cách khiêm tốn hơn, ít hống hách hơn, ít mang tính đế quốc hơn].

Nhưng quá trình nầy không thể bắt đầu chừng nào giới lãnh đạo Hoa Kỳ không ngừng gây chiến và người Mỹ tiếp tục gào thét “Amen!” mỗi khi Ngũ Giác Đài đòi hỏi thêm vũ khí và ngân sách chiến tranh.

Để hàn gắn và phát huy dân chủ, người Mỹ cần tăng cường tự do và un đúc liêm chính trong định chế người Mỹ cho biết họ tin cậy nhất: quân đội Hoa Kỳ. Mặc dù vài người có lẽ còn nghĩ:  khuyến khích bất đồng trong giới quân sự chỉ có thể làm suy giảm tinh thần chiến đấu và gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Ngược lại, trong thực tếđịa-kinh tế-chính trị-thế giới hiện nay, quan điểm và tiếng nói bất đồng rất cần được khuyến khích và trân quý, nhằm bác bỏ chính ý niệm chiến tranh không dứt tai họa.

 

 

Nguyễn Trường

08-9-2016

Irvine, California, USA

 

 

 

 

 

 

[1]  “Only Americans can hurt America.”

CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀO ĐẦU THẾ KỶ XXI

Siêu Cường, Quyền Lực, Thử Thách

 

[Bài “Thế Giới Một Siêu Cường và cácThử Thách” được hiệu đinh và đăng lại với nhan đề mới.]

 

Khi đặt câu hỏi “Ai đang ngự trị thế giới?”, chúng ta thường chấp nhận quy ước chung “các tay chơi trong sinh hoạt thế giới là các nhà nước, nhất là các đại cường,”và tìm hiểu các quyết định của họ và các quan hệ giữa họ với nhau. Điều đó không sai. Nhưng chúng ta cần nhớ mức độ trừu tượng nầy cũng rất dễ dẫn đến các hiểu lầm quan trọng.

Nhà nước, đã hẳn, luôn có những cơ cấu đối nội phức tạp, và các lựa chọn và quyết định của giới lãnh đạo chính trị luôn bị ảnh hưởng bởi tình trạng tập trung quyền lực đối nội, và quần chúng, nói chung, luôn bị gạt qua bên lề. Đây là sự thật ngay cả đối với các xã hội dân chủ, và cố nhiên, đối với các xã hội kém dân chủ.

Chúng ta không thể có được một hiểu biết thực tế về những ai đang ngự trị thế giới cùng lúc không quan tâm đến “các chủ nhân ông của nhân loại,” như Adam Smith đã gọi họ: thời đó là các giới thương buôn và sản xuất các biến chế phẩm của Anh Quốc; hiện nay, là các tập đoàn đa quốc gia, các định chế tài chánh khổng lồ, các đế quốc thương buôn, và đồng nghiệp.

Vẫn theo Adam Smith, cũng phải khôn ngoan tìm hiểu “phương châm xấu xa” của các “chủ nhân ông của nhân loại”: “Tất cả cho chúng ta và không dành bất cứ gì cho người khác” — một chủ thuyết được biết một cách khác như chiến tranh giai cấp chua cay và bất tận, thường là một chiều, phương hại cho quần chúng quốc nội và quốc tế.

Trong trật tự toàn cầu đương thời, các định chế của giới chủ nhân ông giữ quyền hành lớn lao không những trên địa bàn quốc tế, mà ngay bên trong các nhà nước sở quan, cần thiết cho nhu cầu bảo vệ quyền lợi và hậu thuẩn kinh tế với nhiều phương tiện khác nhau.

Khi xét đến vai trò chủ nhân ông của nhân loại, chúng ta luôn quay về với các ưu tiên trong chính sách nhà nước vào cùng thời điểm, như Trans-Pacific Partnership [TPP], một trong những thỏa ước về quyền hạn giới đầu tư, với nhãn hiệu sai lầm “như các thỏa ước mậu dịch tự do,” trong các tài liệu tuyên truyền và bình luận. Đây là các thỏa ước được thương thảo bí mật, bên ngoài hàng trăm luật gia các đại công ty và giới vận động hành lang cung cấp các chi tiết thiết yếu. Mục tiêu là để được ký kết theo phương cách Stalinist, với thủ tục “nhanh chóng” được thiết kế nhằm chận đứng mọi thảo luận và chỉ cho phép lựa chọn “yes or no” [vì vậy chỉ yes]. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, các nhà thiết kế thường làm việc khá thoải mái, và quần chúng chỉ giữ vai trò bàng quan, với hậu quả như mọi người đều có thể tiên liệu.

SIÊU CƯỜNG THỨ HAI

Các chương trình tân tự do của thế hệ trước đã tập trung tài phú và uy quyền trong tay rất ít người, làm suy yếu các nền dân chủ đang hoạt động nhưng cũng đã gặp phải nhiều chống đối, rõ ràng nhất là ở châu Mỹ Latin cũng như các trung tâm quyền lực toàn cầu. Liên Hiệp Âu Châu [EU], một trong những định chế nhiều hứa hẹn trong kỷ nguyên hậu Thế Chiến II, đang khập khiểng vì hậu quả khắc nghiệt của các chính sách kiệm ước trong khủng hoảng kinh tế, bị ngay cả các kinh tế gia Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế [nếu không phải các nhà hoạt động của IMF] lên án. Dân chủ đã bị xói mòn khi quyền quyết định đã được chuyển qua giới thư lại Brussels, trong phạm vi ảnh hưởng của các ngân hàng phương Bắc.

Các đảng phái dòng chính đã nhanh chóng đánh mất các thành viên cho phe tả cũng như phe hữu. Giám Đốc quản trị của nhóm nghiên cứu có trụ sở ở Paris, EuropaNova,  đã quy sự mất mọi ảo vọng cho “tâm trạng bất lực giận dữ khi quyền lực định hình các biến cố, phần lớn đã được chuyển từ các lãnh đạo chính trị quốc gia [những vị, ít ra trên nguyên tắc, đang sinh hoạt trong môi trường chính trị dân chủ] qua thị trường, những định chế của Liên Hiệp Âu Châu và các đại công ty,” đúng theo chủ thuyết tân tự do[1].

Cùng những quá trình đang diễn tiến ở Hoa Kỳ, vì những lý do ít nhiều tương tự, một đề mục có ý nghĩa và gây quan tâm không những cho người Mỹ, mà vì quyền lực của chính Hoa Kỳ, còn cho cả thế giới.

Sự chống đối ngày một gia tăng đối với sự tấn công tân tự do đang làm nổi bật một khía cạnh cốt yếu khác của quy ước chuẩn — sự kiện đẩy công chúng qua một bên, một công chúng luôn từ chối vai trò được chấp nhận của khách bàng quan [approved role of spectators], thay vì những thành phần can dự [rather than “participants”] dành cho mình trong lý thuyết dân chủ tự do. Một thái đô bất phục tùng như thế luôn gây âu lo cho các tầng lớp lãnh đạo áp đảo. Theo dõi lịch sử  Hoa Kỳ, chúng ta được biết, George Washington đã xem công chúng, kể cả các chiến binh do chính ông lãnh đạo, như “những người dơ bẩn và kinh tởm, một hình thức dốt nát thiếu trách nhiệm của tầng lớp nhân dân thấp hèn.”

Trong tác phẩm “Chính Trị Bạo Động”, việc duyệt xét đầy đủ thẩm quyền “các cuộc trỗi dậy, từ “sự trỗi dậy của Hoa Kỳ” đến Afghanistan và Iraq đương đại, William Polk đã kết luận: Tướng Washington “đã rất âu lo gạt qua một bên [các dân quân chiến đấu ông khinh bỉ] đến độ xuýt đánh mất cuộc Cách Mạng.” Thực vậy, trong thực tế,  ông “đã có thể đánh mất cuộc cách mạng nếu Pháp đã không can thiệp đại trà và “cứu vãn cuộc Cách Mạng,” một cuộc cách mạng cho đến lúc đó  các  dân quân du kích đang thắng– những thành phần ngày nay chúng ta có thể gọi là “khủng bố” — trong lúc quân đội kiểu Anh Quốc của Washington “đang bị đánh bại nhiều lần và hầu như đang chiến bại.”

Một nét chung của các cuộc trỗi dậy thành công, Polk ghi chép, sau khi chiến thắng, cấp lãnh đạo đã đàn áp số “quần chúng dơ bẩn và kinh tởm” — những dân quân chiến đấu trong thực tế đã thắng cuộc chiến với chiến thuật du kích và khủng bố — vì âu lo những thành phần nầy rất có thể  sẽ thách thức “đặc quyền giai cấp”. Thái độ khinh khi của giới thượng lưu  đối với “tầng lớp thấp hèn của đám quần chúng” đã khoác nhiều hình thức khác nhau qua nhiều năm tháng. Gần đây hơn, một biểu hiện của sự khinh khi là đòi hỏi thái độ thụ động và vâng lời [ôn hòa trong dân chũ], bởi các “nhân vật thuộc khuynh-hướng-thế-giới-tự-do [liberal internationalists], trước các tác động dân chủ hóa nguy hiểm của các phong trào bình dân trong thập kỷ 1960s.

Đôi khi các nhà nước cũng có quyết định đi theo ý kiến của quần chúng, gây phẩn nộ trong các trung tâm quyền lực. Một trường hợp bi thảm đã xẩy ra trong năm 2003, khi chính quyền Bush kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia xâm lăng Iraq. 95% dân Thổ đã chống đối điều đó, và trước sự ngạc nhiên và kinh hoàng của Hoa Thịnh Đốn, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đi theo quan điểm của người dân. Thổ Nhĩ Kỳ đã bị lên án nặng nề  như đã tránh lối xử sự có trách nhiệm. Thứ trưởng Quốc Phòng Paul Wolfowitz,  được báo chí xem như nhân vật lãnh đạo phe lý tưởng của chính quyền,  đã chỉ trích phe quân sự Thổ cho phép một hành động sai lầm của chính quyền và đòi hỏi phải xin lỗi. Không bị lay chuyển bởi những vụ như thế và vô số những vụ “khao khát dân chủ tương tự khác,” các  bình luận đáng kính vẫn tiếp tục khen ngợi Tổng Thống George W. Bush về nhiệt tình “phát huy dân chủ,” hay đôi khi chỉ trích Bush đã ngây thơ trong tư duy một cường quốc bên ngoài có thể áp đặt các khát khao dân chủ của mình lên các xứ khác.

Không riêng gì quần chúng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động như thế. Chống đối toàn cầu trước thái độ xâm lăng của Hoa Kỳ-Anh Quốc cũng luôn mang tính áp đảo. Theo các cuộc thăm dò công luận quốc tế, hậu thuẩn đối với các kế hoạch chiến tranh của Hoa Thịnh Đốn hiếm khi lên đến 10%, hầu như bất cứ ở đâu. Chống đối đã châm ngòi các cuộc phản đối rộng lớn trên khắp thế giới.

Hoa Kỳ cũng tương tự: Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, xâm lăng mang tính đế quốc đã bị chống đối mạnh mẽ ngay trước khi chính thức phát động. Ngay trên trang đầu báo “the New York Times”, nhà báo Patrick Tyler đã tường trình: “có thể hảy còn hai siêu cường trên hành tinh: Hoa Kỳ và công luận thế giới.”[2]

Chống đối vô tiền khoáng hậu ở Hoa Kỳ là một biểu cảm chống lại cuộc xâm lăng bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước đây trong phong trào kết án các cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Đông Dương, đạt đến kích cỡ lớn lao với nhiều tác động, ngay cả quá chậm trễ. Vào năm 1967, khi phong trào phản chiến đã là một lực lượng đáng kể, sử gia quân sự và chuyên gia Việt Nam, Bernard Fall, đã cảnh cáo: “Việt Nam như một thực thể văn hóa và lịch sử … đang bị đe dọa bởi khả năng bị tiêu diệt …[trong khi] vùng nông thôn đang đơn thuần mai một dưới những cú đấm phũ phàng bởi guồng máy quân sự lớn nhất chưa bao giờ giáng xuống một vùng với kích cỡ đó.”[3]

Nhưng phong trào phản chiến đã thực sự trở thành một lực lượng không còn có thể làm ngơ. Phong trào cũng không thể bị bỏ quên khi Ronald Reagan vào Bạch Ốc và quyết tâm phát động tấn công vào Trung Mỹ. Chính quyền Reagan đã nhại theo mọi bước đi của John F. Kennedy 20 năm trước đó khi phát động cuộc chiến chống lại Nam Việt Nam, nhưng cũng đã phải lùi bước vì lẽ thiếu vắng phong trào phản chiến hùng mạnh của quần chúng Hoa Kỳ vào đầu thập kỷ 1960s. Nhưng cuộc tấn công cũng đã khá kinh hoàng. Các nạn nhân vẫn còn phải hồi phục. Nhưng những gì đã xẩy ra cho Nam Việt Nam, và về sau cho toàn bộ Đông Dương — nơi “siêu cường thứ hai” chỉ đã áp đặt các chướng ngại vật chậm hơn nhiều trong cuộc xung đột, còn tệ hại hơn rất nhiều.

Nhiều người lập luận sự chống đối lớn lao của quần chúng đối với các cuộc xâm lăng Iraq đã không có hiệu quả. Điều nầy hình như không mấy đúng. Một lần nữa, cuộc xâm lăng cũng đã đủ rùng rợn, và hậu quả cũng vô cùng lố bịch. Tuy nhiên, tình trạng  cũng đã có thể tồi tệ hơn nhiều. Phó Tổng Thống Dick Cheney, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld, và phần còn lại của các quan chức cao cấp của Bush, có thể không bao giờ ngay cả xem xét loại biện pháp Tổng Thống Kennedy và Tổng Thống Lyndon Johnson đã chấp thuận 40 năm trước đó, phần lớn đã không bị phản đối.

CƯỜNG QUỐC TÂY PHƯƠNG DƯỚI ÁP LỰC

Đã hẳn, vẫn còn nhiều điều có thể nói về quyết định chính sách của nhà nước đã được xếp qua một bên, khi chính quyền Mỹ chấp thuận quy ước chuẫn: nhà nước quyết định mọi hành động trên bàn cờ quốc tế. Nhưng với các cảnh cáo quan trọng như ở đây, chúng ta vẫn sử dụng quy ước — ít nhất là để tiến đến gần với thực tế hơn. Vấn đề “ai đang cai trị thế giới” luôn được đối diện trước các ưu tư như sự trỗi dậy của Trung Quốc như một đại cường đang thách thức Hoa Kỳ và “trật tự thế giới”; chiến tranh lạnh mới đang âm ỉ ở Đông Âu; Chiến Tranh Chống Khủng Bố Toàn Cầu; quyền bá chủ và đà tuột dốc của Hoa Kỳ; và nhiều lý do tương tự.

Những thử thách các cường quốc Tây Phương đang phải đối diện vào đầu năm 2016 đã được tóm lược một cách khá hữu ích bên trong khuôn khổ quy ước bởi Gideon Rachman, nhà bình luận ngoại giao hàng đầu của tờ “London Financial Times”.

Rachman bắt đầu tái duyệt bức tranh của Tây Phương trong trật tự thế giới: “Kể từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, quyền lực áp đảo của giới quân sự Hoa Kỳ đã luôn là sự kiện trung tâm của chính trị thế giới. “Thực tế nầy đặc biệt chính yếu trong ba khu vực: Đông Á, nơi “Hải Quân Hoa Kỳ đã quen xem Thái Bình Dương như “hồ nước của Mỹ”; Âu Châu, nơi NATO — cũng có nghiã là Hoa Kỳ, đang phải tài trợ 3/4 ngân sách quân sự của NATO” — “bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ  của các quốc gia thành viên”; và Trung Đông, nơi các căn cứ hải quân và không quân khổng lồ của Hoa Kỳ đang hiện diện để trấn an các quốc gia bạn và hăm he các quốc gia cạnh tranh.”[4]

Rachman nói tiếp,””các trật tự an ninh hiện nay đang bị thử thách trong cả ba khu vực,” vì lẽ can thiệp của Nga ở Ukraine và Syria, và vì lẽ Trung Quốc đang biến các vùng biển kế cận từ một hồ nước của Hoa Kỳ thành vùng biển rõ ràng đang bị tranh chấp.”

Vấn đề căn bản của quan hệ quốc tế, lúc đó, là liệu Hoa Kỳ có nên “chấp nhận: các cường quốc quan trọng khác cũng có quyền có các khu vực ảnh hưởng nào đó trong những vùng lân cận.” Rachman nghĩ: Hoa Kỳ “nên — vì lý do khuếch tán sức mạnh kinh tế quanh thế giới — phối hợp với tục thức đơn thuần.”[5]

Đã hẳn, có nhiều phương cách để nhìn thế giới từ nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng chúng ta tạm hạn chế vào ba khu vực nầy, đã hẳn, là những vùng cưc kỳ quan trọng.

MỘT THỬ THÁCH NGÀY NAY: ĐÔNG Á

Bắt đầu với “hồ nước của Hoa Kỳ” [American lake].  Các quan chức quốc phòng cao cấp cho biết, nhiều người rất có thể đã “cau mày” khi đọc một tường trình báo chí giữa tháng 12- 2015: “một pháo đài bay B-52, trong một phi vụ thường lệ trên vùng Biển Nam Trung Quốc vô tình đã bay bên trong hai hải lý gần một hải đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp, đã làm trầm trọng thêm đề tài gây tranh cãi sốt nóng ở Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.”

Những ai quen thuộc với lịch sử u ám 70 năm của kỷ nguyên vũ khí nguyên tử đã hiểu quá rõ: đây là loại biến động thường tiến gần một cách quá nguy hiểm đến khả năng châm ngòi chiến tranh nguyên tử gây diệt vong cho cả hành tinh. Không cần phải là một thành phần hậu thuẩn các hành động gây hấn khiêu khích trong vùng Biển Nam Trung Quốc để ghi nhận biến động đã không dính dấp một pháo đài bay có khả năng nguyên tử trong vùng Biển Caribbean, hay ngoài bờ biển California, nơi Trung Quốc không hề mang tham vọng thiết kế một “hồ nước Trung Quốc.” Thế giới thật sự may mắn!

Giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ: các con đường giao thương hàng hải của xứ họ đang bị vây bủa bởi các cường quốc thù nghịch, từ Nhật Bản xuyên qua Eo Biển Malacca và xa hơn, và được hậu thuẩn bởi lực lượng quân sự áp đảo của Hoa Kỳ.

Vì vậy, Trung Quốc đang luôn tiếp tục bành trướng về phía Tây với các chương trình đầu tư rộng lớn và các động thái thận trọng hướng đến hội nhập. Một phần, các chương trình nầy hiện chỉ giới hạn trong khuôn khổ “Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải” [SCO], bao gồm các xứ Trung Á và Nga, và một ngày gần đây, cả Ấn Độ và Hồi Quốc [Pakistan], với Iran như một trong số các quốc gia quan sát viên — một quy chế chẳng những không mở cửa đón nhận Hoa Kỳ, mà còn kêu gọi quốc gia nầy đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự trong vùng.

Trung Quốc cũng đang thiết kế một dạng thức các con đường tơ lụa xưa cũ được canh tân, với ý định không những hội nhập toàn vùng dưới ảnh hưởng của Trung Quốc, mà còn mở rộng tầm với đến Âu Châu và các vùng sản xuất dầu khí Trung Đông. Trung Quốc cũng đang rót các ngân khoản khổng lồ nhằm cấu tạo một hệ thống năng lượng và thương mãi Á Châu hội nhập, với hệ thống hỏa xa cao tốc và hệ thống các ống dẫn năng lượng.

Một yếu tố của chương trình là một xa lộ xuyên qua vài dãy núi cao nhất thế giới, chạy đến hải cảng mới Gwadar ở Pakistan do Trung Quốc thiết kế, để bảo vệ việc chuyên chở năng lượng tránh mọi can dự tiềm năng của Hoa Kỳ.

Trung Quốc và Pakistan cũng hy vọng, chương trình có thể thúc đẩy phát triển kỹ nghệ ở Pakistan — điều Hoa Kỳ đã không đảm nhiệm mặc dù từ lâu đã viện trợ quân sự đại trà, và cũng có thể đem lại động lực cho Pakistan dẹp bỏ khủng bố quốc nội, một đề tài nghiêm trọng đối với Trung Quốc trong tỉnh Tân Cương phía Tây.

Hải cảng Gwadar sẽ là một phần trong chuổi ngọc trai của Trung Quốc, những căn cứ đang được xây cất trong Ấn Độ Dương nhằm các mục đích thương mãi nhưng cũng có tiềm năng sử dụng vào các mục đích quân sự, với hy vọng Trung Quốc một ngày nào đó cũng có thể có đủ khả năng phóng chiếu quyền lực đến vùng Vịnh Ba Tư lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện nay.

Tất cả những động thái trên đây đều miễn nhiễm đối với quyền lực quân sự áp đảo của Hoa Thịnh Đốn. Ngược lại, ngay cả Hoa Kỳ cũng có thể phải bị diệt vong bởi cùng một cuộc chiến nguyên tử.

Trong năm 2015, Trung Quốc cũng đã thiết lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu [Asian Infrastructure Investment Bank — AIIB], với Trung Quốc là cổ đông chính. Năm mươi sáu quốc gia đã tham dự lễ khai trương ở Bắc Kinh trong tháng 6, bao gồm các đồng minh của Hoa Kỳ, như Úc Đại Lợi, Anh Quốc, và nhiều xứ thành viên khác, trái ngược với các ước muốn của Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ và Nhật Bản đã vắng mặt.  Vài nhà phân tích tin: ngân hàng mới có thể trở thành một ngân hàng cạnh tranh với các định chế Bretton Woods [Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế  và Ngân Hàng Thế Giới —  IMF và World Bank], trong đó Hoa Kỳ nắm quyền phủ quyết. Cũng có vài chờ đợi:  SCO rất có thể sẽ trở thành một đối trọng đối với NATO.

MỘT THỬ THÁCH KHÁC: ĐÔNG ÂU

Quay qua vùng Đông Âu:  Một khủng hoảng đang âm ỉ tại biên giới NATO-Nga. Đây cũng là vấn đề không nhỏ.

Trong một nghiên cứu soi sáng và chính đáng mang tính học giả cấp vùng: ” Mặt Trận Ukraine: Khủng Hoảng trong vùng các Biên Giới”, Richard Sakwa đã viết rất rõ ràng: “cuộc chiến Nga-Georgia trong tháng 8-2008 qủa thật là cuộc chiến đầu tiên chận đứng sự lan rộng của NATO; khủng hoảng Ukraine năm 2014 là cuộc chiến thứ hai. Không rõ liệu nhân loại có thể nào thượng tồn sau cuộc chiến thứ ba.”

Tây Phương xem sự bành trướng của NATO như vô hại. Không có gì đáng ngạc nhiên. Nga, cùng với phần lớn Nam Bán Cầu, cũng như vài tiếng nói Tây Phương quan trọng khác, có một ý kiến khác hơn. Trước đó, George Kennan đã cảnh cáo: sự bành trướng của NATO là “một lỗi lầm bi đát,” và ông đã được các chính khách lão thành Hoa Kỳ hậu thuẩn trong một thư ngõ gửi Tòa Bạch Ốc mô tả như một sai lầm chính sách mang tầm vóc lịch sử”.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đã bắt nguồn từ năm 1991, khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt và Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Lúc đó, đang có hai viễn kiến trái ngược về một hệ thống an ninh và kinh tế chính trị mới trong vùng Âu-Á.

Theo lời Sakwa, một viễn kiến về một “‘Âu Châu Rộng Hơn’ [Wider Europe] với Liên Hiệp Âu Châu [EU] ở trung tâm nhưng ngày một gia tăng cùng chung biên giới với cộng đồng an ninh Euro-Atlantic và cộng đồng chính trị;

Và phía bên kia, còn có ý niệm “Âu Châu Nới Rộng” [Greater Europe], một viễn kiến về một Âu Châu lục địa, trải dài từ Lisbon đến Vladivostok, có nhiều trung tâm, bao gồm Brussels, Moscow và Ankara, nhưng với mục tiêu chung vượt qua sự chia rẽ mang truyền thống gây nhiễu loạn trong cùng lục địa.”[6]

Lãnh tụ Xô Viết Mikhail Gorbachev là người đề xuất quan trọng một “Âu Châu Nới Rộng”, một khái niệm có gốc rễ Âu Châu trong chủ thuyết Gaullism và các sáng kiến khác. Tuy nhiên, trong khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ dưới các cải cách thị trường tai họa trong thập kỷ 1990s, viễn kiến đã phai nhạt dần và chỉ được tân tạo trở lại khi Nga bắt đầu hồi phục và đi tìm một chỗ đứng trên sân khấu chính trị thế giới, dưới quyền lãnh đạo của Vladimir Putin, song hành với cộng tác viên lý tưởng, Dmitry Medvedev, đã liên tục kêu gọi thống nhất địa chính trị một Âu Châu Nới Rộng từ Lisbon đến Vladivostok, để tạo thành một “đối tác chiến lược” chân chính.”‘[7]

Sakwa viết, các sáng kiến nầy đã được đón chào với “khinh khi lễ phép”[greeted with polite contempt] và được xem như không mấy khác một vỏ ngoài che đậy việc thiết kế một nước Nga Nới Rộng lén lút và một nỗ lực”chia rẽ giữa Bắc Mỹ và Tây Âu. Những quan tâm như thế có thể đã phát xuất từ những âu lo Chiến Tranh Lạnh trước đây: Âu Châu rất có thể trở thành một “lực lượng thứ ba” độc lập với đại siêu cường lẫn tiểu siêu cường, và ngày một xích lại gần hơn với tiểu siêu cường [như có thể thấy trong Ostpolitik  của Willy Brandt và các sáng kiến khác].

Đáp ứng của Tây Phương trước sự sụp đổ của Nga là thái độ của kẻ đại thắng. Biến cố được hoan nghênh như báo trước một “chung cuộc của lịch sử,” chiến thắng cuối cùng của “dân chủ tư bản Tây Phương”, không mấy khác Nga đang được chỉ giáo trở về với quy chế tiền-Đệ Nhất Thế Chiến gần như một thuộc địa kinh tế của Tây Phương.

Cùng lúc, NATO đã bắt đầu mở rộng ngay tức khắc, vi phạm bảo đảm với Gorbachev:  NATO sẽ không dịch chuyển “một inch về hướng đông,” sau khi Gorbachev đã đồng ý: Một Đức Quốc thống nhất có thể trở thành một thành viên của NATO — một nhượng bộ đáng kể, trong ánh sáng của lịch sử. Cuộc thảo luận chỉ được giới hạn vào Đông Đức, và sự kiện NATO khả dĩ bành trướng quá Đức Quốc đã không được thảo luận trước với Gorbachev, ngay cả nếu đã được cứu xét một cách riêng tư.

Chẳng bao lâu sau, NATO đã bắt đầu dịch chuyển vượt quá Đức Quốc đến tận biên giới của Nga. Sứ mệnh chung của NATO đã chính thức được đổi thành “bảo vệ hạ tầng cơ sở thiết yếu” của hệ thống năng lượng toàn cầu, các đường biển và ống dẫn dầu, đem lại cho NATO một phạm vi hoạt động toàn cầu. Hơn nữa, với một tái duyệt Tây Phương thiết yếu, chủ thuyết “trách nhiệm bảo vệ,” nay đã được loan báo rộng rãi khác hẳn với dạng thức chính thức của Liên Hiệp Quốc; và NATO nay cũng có thể phục vụ như một lực lượng can thiệp dưới quyền tư lệnh của Hoa Kỳ.

Mối âu lo đặc biệt riêng tư đối vối Nga là các kế hoạch bành trướng NATO đến Ukraine. Các kế hoạch nầy đã được minh thị triển khai tại hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Bucharest trong tháng 4-2008, khi Georgia và Ukraine được hứa hẹn vai trò thành viên lâm thời trong NATO. Lời lẽ đã minh bạch:” NATO hoan nghênh khát vọng Euro-Atlantic của Ukraine và Georgia làm thành viên NATO. Hôm nay, chúng tôi đã đồng ý hai xứ nầy sẽ trở thành hai thành viên của NATO.” Với chiến thắng “Cách Mạng Cam”của các ứng cử viên thân-Tây Phương ở Ukraine trong năm 2004, đại diện Bộ Ngoại Giao, Daniel Fried, đã vội vàng đến đó và “đã nhấn mạnh hậu thuẩn của Hoa Kỳ đối với các khát vọng NATO và Euro-Atlantic của Ukraine,” như một tường trình WikiLeaks đã tiết lộ.

Các âu lo của Nga là khá dễ hiểu. Các nét chính những âu lo nầy đã được học giả các quan hệ quốc tế, John Mearsheimer, thuộc báo Foreign Affairs của Hoa Kỳ, phác thảo. Mearsheimer viết: “Gốc rễ của cuộc khủng hoảng hiện nay [về Ukraine] là sự bành trướng của NATO và cam kết của Hoa Thịnh Đốn dịch chuyển Ukraine ra khỏi quỹ đạo của Mạc Tư Khoa và hội nhập Ukraine vào Tây Phương,” điều Putin xem như một đe dọa trực tiếp đối với các quyền lợi cơ bản của Nga.”[8]

“Ai có thể chỉ trích Putin?” Mearsheimer hỏi, nêu rõ “Hoa Thịnh Đốn có thể không thích lập trường của Mạc Tư Khoa, nhưng Hoa Thịnh Đốn nên hiểu các lý do hay lôgic bên sau.” Điều đó không quá khó. Xét cho cùng, như mọi người đều biết, ” Hoa Kỳ không tha thứ những đại cường xa xôi giàn trãi các lực lượng quân sự  bất cứ ở đâu trong Tây bán cầu, nói gì đến biên giới của chính Hoa Kỳ.”[9]

Trong thực tế, lập trường của Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn xa. Hoa Kỳ không tha thứ những gì chính thức được gọi là “thách thức thành công Chủ Thuyết Monroe năm 1823” — chủ thuyết đã tuyên bố [nhưng chưa thể thực thi] quyền kiểm soát Tây bán cầu của Hoa Kỳ. Và một xứ nhỏ đã thể hiện một thách thức thành công như thế có thể phải gánh chịu “những kinh hoàng trên địa cầu” và “một lệnh cấm vận trí mạng và gây tan nát đỗ vỡ” — như đã xẩy ra cho Cuba. Chúng ta chẳng cần phải hỏi bằng cách nào Hoa Kỳ có thể đã phản ứng nếu các xứ Mỹ Latin tham gia vào Thỏa Ước Warsaw, với các kế hoạch giúp Mexico và Canada cũng tham gia. Chỉ cần một lời bóng gió đơn thuần của những bước ngập ngừng đầu tiên theo chiều hướng nầy cũng đã có thể đủ để bị kết liểu với tổn hại tận cùng,” theo ngôn ngữ của CIA.

Như trong trường hợp của Trung Quốc, không ai cần phải nhìn những động thái và lý do của Putin một cách thuận lợi để hiểu được lôgic phía sau, cũng không cần nắm vững tầm quan trọng hiểu rõ lôgic nầy thay vì đưa ra những lời  chống đối nguyền rủa. Nói một cách khác, nhiều thứ đang lâm nguy, và còn đi xa hơn quá nhiều –nói rõ ra — xa như vấn đề sống còn của nhân loại.

MỘT THỬ THÁCH KHÁC: THẾ GIỚI HỒI GIÁO

Vùng đáng âu lo thứ ba, đa số là dân Hồi Giáo, cũng là địa bàn chính của Cuộc Chiến Chống Khủng Bố Toàn Cầu [GWOT] do George W. Bush phát động năm 2001 ngay sau biến cố 11/9. Chính xác hơn: tái phát động…

GWOT đã do chính quyền Reagan phát động khi lên cầm quyền với chiêu bài sôi sục về “dịch nạn lan truyền bởi phe chống đối đồi trụy chính của nền văn minh” [theo lời Reagan] và là “sự quay trở lại tình trạng man rợ trong kỷ nguyên hiện đại” [theo lời George Schultz, bộ trưởng ngoại giao của Reagan]. GWOT nguyên thủy đã lặng lẽ biến khỏi lịch sử, và nhanh chóng trở thành cuộc chiến khủng bố ở Trung Mỹ, Nam Phi, và Trung Đông với tiếng vang bi thiết cho đến nay, ngay cả đang dẫn đến sự lên án Hoa Kỳ bởi Tòa Án Quốc Tế [gạt bỏ bởi Hoa Thịnh Đốn]. Trong mọi trường hợp, đây không phải là câu chuyện đứng đắn đối với lịch sử, do đó đã tự tan biến.

Sự thành công với dạng thức GWOT của Bush-Obama đã có thể được đánh giá qua lượng định trực tiếp. Khi cuộc chiến được phát động, các mục tiêu khủng bố chỉ hạn chế trong một góc nhỏ của các bộ lạc Afghanistan. Các mục tiêu đã được Afghanistan bảo vệ, những người phần lớn không ưa thích hay khinh khi họ, theo luật hiếu khách hay đãi ngộ của bộ lạc — điều gây ngạc nhiên đối với người Mỹ là khi các dân quê nghèo nàn đã từ chối “trao Osama bin Laden cho Hoa Kỳ để đổi lấy một số tiền, đối với họ là kếch sù — lên đến 25 triệu mỹ kim.”

Đã có đủ lý do để tin tưởng một hành động cảnh sát được chuẩn bị kỷ lưỡng, hay ngay cả các thương thảo ngoại giao đứng đắn với Taliban, các nghi can tội phạm 11/9 cũng đã có thể được trao vào tay người Mỹ để xét xử và tuyên án. Nhưng những lựa chọn đó đã không được xét tới. Thay vào đó, một lựa chọn theo phản ứng tức thời, đã là bạo động cỡ lớn — không với mục tiêu lật đổ Taliban , mà chỉ để tỏ rõ thái độ khinh bỉ của người Mỹ trước các toan tính hay đề nghị nửa vời  của Taliban về khả năng dẫn độ bin Laden. Những đề nghị ướm thử đó nghiêm chỉnh như thế nào, chúng ta không được biết, bởi lẽ chỉ một thăm dò khả dĩ cũng chẳng được nghĩ tới. Hoặc có lẽ Hoa Kỳ “chỉ muốn chứng tỏ quyền lực của mình, ghi nhận một thắng lợi, và răn đe mọi người trên thế giới. Người Mỹ không quan tâm đến những khổ đau của quần chúng Afghanistan hay số người Mỹ có thể phải bỏ mạng.”

Đó là phán đoán của lãnh đạo chống Taliban đáng kính — Abdul Haq, một trong số đông phe đối lập, những người kết án chiến dịch dội bom, phát động trong tháng 10-2001, như “một thất bại lớn” đối với nỗ lực của chính họ nhằm lật đổ phe Taliban từ bên trong, một mục tiêu họ xem như đang trong tầm tay. Phán đoán của Abdul Haq được Richard A. Clark, chủ tịch Nhóm An Ninh Chống Khủng Bố  tại Bạch Ốc dưới thời Geoge W. Bush, xác nhận, khi các kế hoạch tấn công Afghanistan được soạn thảo.

Theo lời của Clarke, trong cuộc họp, khi được thông báo cuộc tấn công có thể vi phạm luật quốc tế, “tổng Thống [Bush] đã thét lên trong phòng hội chật hẹp: “Tôi không quan tâm những gì các luật gia quốc tế nói, chúng ta sẽ đá  vào mông một số người.” Cuộc tấn công cũng bị chống đối mạnh mẽ bởi các tổ chức viện trợ quan trọng đang làm việc ở Afghanistan — những người cảnh cáo hàng triệu người đang trên bờ nạn đói và hậu quả có thể khá khủng khiếp.

Các hậu quả đối với Afghanistan nghèo nàn trong những năm sau đó cũng chẳng cần phải ôn lại.

Mục tiêu kế tiếp của búa tạ là Iraq. Cuộc xâm lăng Mỹ-Anh, hoàn toàn không một duyên cớ khả tín, là một trọng tội của thế kỷ XXI. Cuộc chiến xâm lược đã đưa đến cái chết của hàng trăm nghìn thường dân trong một xứ — nơi xã hội dân sự đã bị hủy hoại bởi các chế tài Anh-Mỹ được xem như những biện pháp diệt chủng bởi hai nhà ngoại giao quốc tế khả kính quản trị các chương trình nầy, và cũng đã phải từ chức vì cùng một lý do. Cuộc xâm lăng cũng đã gây ra hàng triệu người tỵ nạn, đập tan phần lớn một trong nhiều quốc gia, và đưa đến các xung đột giáo phái ngày nay đã làm rách nát Iraq và toàn vùng. Đó là một sự kiện thực tế đáng ngạc nhiên đối với văn hóa trí thức và đạo đức của người Mỹ, một sự kiện, trong giới hiểu rộng thấy xa và sáng suốt, có thể gọi một cách mai mĩa là “giải phóng Iraq.”

Các cuộc thăm dò công luận của Ngũ Giác Đài và Bộ Quốc Phòng Anh Quốc đã cho  biết: chỉ 3% người Iraq xem vai trò an ninh của Hoa Kỳ trong các khu láng giềng của họ như chính đáng; ít hơn 1% tin các lực lượng liên minh Anh-Mỹ là tốt cho an ninh của họ; 80% chống đối sự hiện diện của các lực lượng quân sự của các nước ngoài; và đại đa số nhân dân trong toàn vùng hậu thuẩn các cuộc tấn công vào quân đội liên minh. Afghanistan đã bị san bằng, vượt ra ngoài khả năng thăm dò dư luận có thể tin cậy, nhưng cũng có nhiều chỉ dấu  một cái gì tương tự  cũng có thể thực sự hiện hữu ở đó. Đặc biệt là ở Iraq, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu một thất bại nghiêm trọng, đã phải từ bỏ các mục tiêu chiến tranh chính thức, và đã phải rời khỏi địa bàn dưới ảnh hưởng của xứ chiến thắng duy nhất — Iran.

Búa tạ cũng đã được sử dụng ở nhiều nơi khác, nhất là Libya, nơi ba đại cường đế quốc truyền thống [Anh, Pháp, và Hoa Kỳ] đã nhận được quyết nghị của Hội Đồng Bảo An năm 1973, và lập tức vi phạm, và đã  trở thành không lực của phe nỗi loạn. Kết qủa là làm suy giảm tính khả dĩ của một giàn xếp hòa bình qua thương thảo; gia tăng nhanh chóng số thương vong [ít ra gấp 10, theo khoa học gia chính trị Alan Kuperman]; để lại phía sau một Libya đỗ nát trong tay các nhóm chiến binh hỗn tạp; và gần đây hơn, cung cấp cho Islamic State một căn cứ có thể dùng để gieo rắc khủng bố khắp nơi. Theo chuyên gia Phi Châu Alex de Vaal , các đề nghị ngoại giao khá hợp lý của Liên Hiệp Phi Châu, được Muammar Qaddafi của Libya chấp nhận trên nguyên tắc, đã bị ba đại cường đế quốc làm ngơ. Một dòng chảy lớn lao  các vũ khí  và dân quân thánh chiến đã gieo rắc khủng bố và bạo động từ Tây Phi [nay là quán quân ám sát khủng bố] đến Levant, trong khi sự tấn công của NATO cũng đã gây ra làn sóng tỵ nạn từ Phi Châu đến Âu Châu.

Tuy vậy, theo Chilcot Report, một tài liệu dài và ghê rợn đã tiết lộ gần đây, một “can thiệp nhân đạo thành công” khác, không phải một can thiệp bất thường, đang trở lại các cội nguồn tân thời cách đây bốn thế kỷ.”

 

Nguyễn Trường

Irvine, California, U.S.A.

01-8-2016

 

 

[1]  The executive director of the Paris-based research group EuropaNova attributes the general disenchantment to “a mood of angry impotence as the real power to shape events largely shifted from national political leaders [who, in principle at least, are subject to democratic politics] to the market, the institutions of the European Union and corporations,” quite in accord with neoliberal doctrine.

[2] “there may still be two superpowers on the planet: the United States and world public opinion.”

[3] Unprecedented protest in the United States was a manifestation of the opposition to aggression that began decades earlier in the condemnation of the U.S. wars in Indochina, reaching a scale that was substantial and influential, even if far too late. By 1967, when the antiwar movement was becoming a significant force, military historian and Vietnam specialist Bernard Fall warned that “Vietnam as a cultural and historic entity… is threatened with extinction… [as] the countryside literally dies under the blows of the largest military machine ever unleashed on an area of this size.”

[4] He begins by reviewing the Western picture of world order: “Ever since the end of the Cold War, the overwhelming power of the U.S. military has been the central fact of international politics.” This is particularly crucial in three regions: East Asia, where “the U.S. Navy has become used to treating the Pacific as an ‘American lake’”; Europe, where NATO — meaning the United States, which “accounts for a staggering three-quarters of NATO’s military spending” — “guarantees the territorial integrity of its member states”; and the Middle East, where giant U.S. naval and air bases “exist to reassure friends and to intimidate rivals.”

[5] The fundamental question of international relations, then, is whether the United States should “accept that other major powers should have some kind of zone of influence in their neighborhoods.” Rachman thinks it should, for reasons of “diffusion of economic power around the world — combined with simple common sense.”

[6] The present crisis has its origins in 1991, with the end of the Cold War and the collapse of the Soviet Union. There were then two contrasting visions of a new security system and political economy in Eurasia. In Sakwa’s words, one vision was of a “‘Wider Europe,’ with the EU at its heart but increasingly coterminous with the Euro-Atlantic security and political community; and on the other side there [was] the idea of ‘Greater Europe,’ a vision of a continental Europe, stretching from Lisbon to Vladivostok, that has multiple centers, including Brussels, Moscow and Ankara, but with a common purpose in overcoming the divisions that have traditionally plagued the continen

[7] Soviet leader Mikhail Gorbachev was the major proponent of Greater Europe, a concept that also had European roots in Gaullism and other initiatives. However, as Russia collapsed under the devastating market reforms of the 1990s, the vision faded, only to be renewed as Russia began to recover and seek a place on the world stage under Vladimir Putin who, along with his associate Dmitry Medvedev, has repeatedly “called for the geopolitical unification of all of ‘Greater Europe’ from Lisbon to Vladivostok, to create a genuine ‘strategic partnership.’”

[8] Russia’s concerns are easily understandable. They are outlined by international relations scholar John Mearsheimer in the leading U.S. establishment journal, Foreign Affairs. He writes that “the taproot of the current crisis [over Ukraine] is NATO expansion and Washington’s commitment to move Ukraine out of Moscow’s orbit and integrate it into the West,” which Putin viewed as “a direct threat to Russia’s core interests.”

[9] “Who can blame him?” Mearsheimer asks, pointing out that “Washington may not like Moscow’s position, but it should understand the logic behind it.” That should not be too difficult. After all, as everyone knows, “The United States does not tolerate distant great powers deploying military forces anywhere in the Western hemisphere, much less on its borders.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ, VÀ THƯỢNG TỒN CỦA NHÂN LOẠI

 

Bản Tin của các Khoa Học Gia Nguyên Tử trong tháng giêng năm 2015 đã cho biết:  Đồng Hồ Ngày Tận Thế lừng danh đã được điều chỉnh đến ba phút trước nửa đêm — mức đe dọa chưa bao giờ đạt đến trong vòng ba mươi năm vừa qua. Bản Tin — giải thích quá trình dịch chuyển ngày một gần hơn đến thảm họa — đã đơn cử hai nguy cơ đang đe dọa khả năng thượng tồn của nhân loại:  “vũ khí hạt nhân” và “biến đổi khí hậu ngoài vòng kiểm soát.”

Bản Tin cũng lên án các lãnh đạo thế giới “đã chểnh mãng không hành động với tốc độ  hay kích cỡ cần thiết để bảo vệ nhân loại trước thảm họa tiềm năng; đe dọa sinh mạng của mọi người trên Địa Cầu vì đã  không chu toàn nhiệm vụ quan trọng nhất của chính mình; cũng như đã không bảo đảm và duy trì tính lành mạnh và sức sống của văn minh nhân loại.”[1]

Kể từ đó, theo các khoa học gia nguyên tử,  thế giới ngày một  có đủ lý do chính đáng để điều chỉnh kim đồng hồ ngay cả gần hơn nữa với Ngày Tận Thế.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Vào cuối năm 2015, các lãnh đạo thế giới đã họp mặt ở Paris tìm giải pháp cho vấn đề chính yếu “biến đổi khí hậu ngoài vòng kiểm soát,” [unchecked climate change.] Mỗi một ngày trôi qua, nhân loại đã có thêm bằng chứng: cuộc khủng hoảng lúc một nghiêm trọng hơn.

Lựa chọn một cách gần như tình cờ, ngay trước ngày khai mạc hội nghị Paris, Phòng Thí Nghiệm Jet Propulsion của NASA đã phổ biến một nghiên cứu vừa gây ngạc nghiên vừa mang tính báo động cho các khoa học gia đang nghiên cứu băng đá trên Bắc Cực.

Cuộc nghiên cứu chứng tỏ:  tảng băng khổng lồ Greenland glacier, Zachariae Isstrom, “đã tách khỏi vị trí băng đá ổn cố  trong năm 2012 và đã bước qua giai đoạn triệt thoái ngày một tăng tốc,” một biến chuyển bất ngờ và mang tính báo động. Tảng băng “chứa một lượng nước đủ để nâng cao mực nước biển toàn cầu lên hơn 18 inches [46 centimetres] khi hoàn toàn tan lõng. Và hiện nay, tảng băng đang trong tình trạng kiêng khem, tan chảy 5 tỉ tấn khối lượng mỗi năm. Tất cả khối lượng nước đó đều tuôn trào vào Bắc Đại Tây Dương.”[2]

Tuy nhiên, vẫn có rất ít hy vọng các lãnh đạo thế giới ở Paris có thể “hành động với tốc độ hay kích cỡ thiết yếu cho khả năng bảo vệ nhân loại trước thảm họa  tiềm năng.” Và ngay cả nếu nhờ một  phép lạ nào đó họ đã làm được, thực tế cũng chỉ có thể có  một giá trị hạn chế, vì những lý do rất đáng lo ngại sâu sắc.

Khi thỏa ước đã được chấp thuận ở Paris, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp, Laurent Fabius , người đứng ra tổ chức hội nghị, đã loan báo thỏa ước có “giá trị pháp lý ràng buộc” [legally binding]. Nhưng đó cũng chỉ có thể là hy vọng, và  vẫn còn khá nhiều trở ngại cần phải cẩn trọng lưu ý.

Theo phúc trình sâu rộng của giới truyền thông về hội nghị Paris,  những tin tức quan trọng nhất trong những hàng ẩn dấu ở gần cuối bài phân tích dài của báo New York Times: “Theo truyền thống, các nhà thương thuyết đã tìm cách soạn thảo một thỏa ước ràng buộc trên bình diện pháp lý cần được chính quyền các quốc gia tham dự chuẩn y để có hiệu lực. Nhưng cũng chẳng có cách gì để đạt được trong trường hợp nầy — chỉ vì Hoa Kỳ. Một thỏa ước có thể yểu tử khi đến Điện Capitol Hill mà không hội đủ đa số phiếu hai-phần-ba [2/3] đòi hỏi bởi Thượng Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát. Vì vậy, các kế hoạch tự nguyện đang thay thế các mục tiêu cưỡng bách từ trên đưa xuống.” Và các kế hoạch tự nguyện là một bảo đảm của thất bại.[3]

“Chỉ vì Hoa Kỳ!”  Hay rõ ràng hơn, chỉ vì Đảng Cộng Hòa, một đảng hiện đang trở thành một nguy cơ thực sự đối với khả năng thượng tồn phải chăng của nhân loại.

Những kết luận được nhấn mạnh trong một bài khác của báo Times về thỏa ước Paris. Vào cuối một câu chuyện dài ca ngợi sự chu toàn, bài viết ghi nhận hệ thống do hội nghị thiết kế “lệ thuộc nặng nề vào quan điểm của các nhà lãnh đạo thế giới tương lai, những vị sẽ thực thi những chính sách này.

Ở Hoa Kỳ, tất cả và mỗi ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa trong năm 2016, đã công khai nghi ngờ hoặc phủ nhận khoa học biến đổi khí hậu, và đều tuyên bố chống đối các chính sách biến đổi khí hậu của Obama.

Ở Thượng Viện, Mitch McConnell, lãnh đạo Cộng Hòa phối hợp nỗ lực lên án nghị trình biến đổi khí hậu của Obama, đã tuyên bố: Trước khi các đối tác quốc tế của tổng Thống mở rượu sâm banh, họ cần nhớ đây là thỏa ước không thể đạt được, căn cứ trên kế hoạch năng lượng quốc nội có lẽ bất hợp pháp — phân nửa trong tổng số các tiểu bang đang đưa ra tòa đòi chận đứng, và Quốc Hội cũng đã bỏ phiếu loại bỏ.”[4]

Cả hai đảng đều đã dịch chuyển về phía hữu trong suốt kỷ nguyên tân tự do của thế hệ quá khứ. Phe “Dân Chủ dòng chính” nay phần lớn không mấy khác các thành phần “Cộng Hòa ôn hòa” trước đây. Trong khi đó, Đảng Cộng Hòa phần lớn đã trôi dạt ra khỏi quang phổ, trở thành những gì hai nhà phân tích chính trị bảo thũ  đáng kính, Thomas Mann và Norman Ornstein, gọi là thành phần quá khích hầu như đã từ bỏ chính trị đại nghị bình thường. Với khuynh hướng mới, sự nối kết của Đảng Cộng Hòa với giới tài phiệt và đặc quyền đã trở thành cực đoan đến mức các chính sách theo đuổi không còn có thể lôi cuốn được cử tri và đã phải tìm kiếm một nền tảng cử tri hậu thuẩn mới, cơ sở trên những khuynh hướng khác:  những người dễ bị thuyết phục bởi những thành phần mị dân hoặc cực đoan.

Trong những năm gần đây, phe Cộng Hòa truyền thống đã thành công dẹp tắt tiếng nói của giới cử tri  do họ chi phối. Nhưng nay không còn nữa.  Vào cuối năm 2015, phe Cộng Hòa truyền thống đã biểu lộ ngày một mất can đảm và  tuyệt vọng vì đã mất hết khả năng  khi cơ sở và các lựa chọn  của họ đã vượt khỏi vòng kiểm soát.

Các giới chức Cộng Hòa dân cử và các ứng cử viên tổng thống năm 2016 đã công khai chứng tỏ lập trường chống đối các cuộc thương nghị ở Paris, cũng như từ chối ngay cả tham gia vào quá trình tranh luận. Cả ba ứng cử viên dẫn đầu các cuộc thăm dò lúc đó  — Donald Trump, Ted Cruz, và Ben Carson — đã lựa chọn lập trường của đa số tín đồ Phúc âm:  con người không thể có tác động nào đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, nếu thực sự có hiện tượng nầy.

Các ứng cử viên khác cũng bác bỏ hành động của chính quyền đối phó với cùng vấn đề. Ngay sau khi Obama nói chuyện ở Paris, hứa hẹn Hoa Kỳ sẽ giữ vai trò tiên phong tìm kiếm hành động toàn cầu, Quốc Hội do phe Cộng Hòa chiếm đa số khống chế đã biểu quyết nhận chìm các nguyên tắc cắt giảm khí thãi các-bon của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường. Như báo chí đã tường trình, đây là thông điệp thách thức gửi đến hơn 100 lãnh đạo thế giới: Tổng thống Hoa Kỳ không được sự hậu thuẩn đầy đủ của chính quyền đối với chính sách biến đổi khí hậu”– một lời  phát biểu quá hời hợt nhẹ nhàng. Trong khi đó, Lamar Smith, lãnh đạo Ủy Ban Khoa Học, Không Gian, và Kỹ Thuật  Hạ Viện, vẫn tiếp tục cuộc thánh chiến chống lại các khoa học gia  của chính quyền — những vị dám tường trình sự thật.

Thông điệp thật rõ ràng. Công dân Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một trách nhiệm khổng lồ ngay trong quốc nội.

Một câu chuyện song hành trong báo New York Times tường trình: “2/3 dân Mỹ hậu thuẩn Hoa Kỳ tham gia vào một thỏa ước quốc tế có hiệu lực pháp lý nhằm cắt giảm nhịp độ gia tăng khí thãi nhà kính.” Và với tỉ số 5/3, người Mỹ  đang xem khí hậu quan trọng hơn kinh tế. Nhưng điều đó cũng không mấy đáng kể vì công luận đã không được quan tâm. Một lần nữa, thực tế đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho người Mỹ. Cứu chữa hệ thống chính trị khập khiểng là nhiệm vụ của chính họ, trong đó ý kiến quần chúng chỉ là yếu tố bên lề hay biên tế.  Sự sai biệt giữa công luận và chính sách, trong trường hợp nầy, có những nội hàm đầy ý nghĩa cho số phận của thế giới.[5]

Đã hẳn, chúng ta cần tránh mọi ảo tưởng về một “thời đại vàng son” trong quá khứ. Tuy nhiên, thực tế diễn tiến vừa tái duyệt đang tạo ra những đổi thay có ý nghĩa. Sự phá hoại một nền dân chủ đang hoạt động hữu hiệu là một trong những tấn công của giới tân tự do đối với quần chúng thế giới thuộc thế hệ đi trước. Nhưng điều nầy không những đang diễn ra  ở Hoa Kỳ: ở Âu châu tác động còn có thể tệ hại hơn rất nhiều.[6]

VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ

Đến đây, chúng ta thử quay qua nỗi âu lo cổ điển của các khoa học gia nguyên tử điều chỉnh Đồng Hồ Ngày Tận Thế:  vũ khí nguyên tử.  Đe dọa chiến tranh nguyên tử hiện nay  đã đủ  để biện minh quyết định của họ điều chỉnh kim đồng hồ tới hai phút trước nửa đêm trong tháng giêng 2015. Những gì đã xẩy ra từ đó tiết lộ sự đe dọa ngày một gia tăng rõ ràng hơn, một đề tài, theo Noam Chomsky, đã không đem lại một không khí  âu lo cân xứng.

Lần cuối Đồng Hồ Ngày Tận Thế đạt mức ba phút trước nửa đêm đã xẩy ra trong năm 1983, thời điểm các cuộc tập trận Able Archer của chính quyền Reagan:  những cuộc diễn tập tấn công vào Liên Bang Xô Viết để thẩm định các hệ thống phòng thũ của xứ nầy. Các văn thư lưu trữ của người Nga  được tiết lộ gần đây cho thấy, Liên Xô đã  rất âu lo về các cuộc diễn tập và đã chuẩn bị đáp ứng — đơn thuần đã  có nghĩa: Tận Thế.

Chúng ta đã học được nhiều hơn về những cuộc diễn tập cẩu thả và liều lĩnh, và về thế giới đã rất cận kề với thảm họa, theo nhà phân tích quân sự và tình báo Mỹ Melvin Goodman, người đứng đầu sư đoàn CIA và nhà phân tích cao cấp thuộc Sở Các Vấn Đề Xô Viết vào thời đó. Goodman viết: “Bên cạnh cuộc diễn tập Able Archer gây lo ngại ở Điện Cẩm Linh, chính quyền Reagan đã cho phép các cuộc diễn tập quân sự, tấn công một cách bất thường gần biên giới Xô Viết, và trong vài trường hợp, đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Xô Viết. Các biện pháp nguy hiểm của Ngũ Giác Đài  bao gồm gửi các pháo đài bay chiến lược của Hoa Kỳ ngay trên không phận Bắc Cực để thử nghiệm khả năng “radar” của Xô Viết , và các cuộc diễn tập hải quân trong cách tiếp cận thời chiến đến Liên Bang Xô Viết,  nơi các tàu chiến Hoa Kỳ trước đó chưa bao giờ xâm nhập. Các cuộc hành quân bí mật phụ trội diễn tập các cuộc tấn công hải quân bất ngờ  vào các mục tiêu Xô Viết.”[7]

Ngày nay chúng ta biết được thế giới đã thoát  khỏi tai nạn tàn phá nguyên tử trong những ngày kinh hoàng đó nhờ ở quyết định của một quan chức Nga, Stanislav Petrov, đã không trình  lên cấp trên  báo cáo của các hệ thống khám phá tự động: Liên Bang Xô Viết đang bị tấn công bằng hỏa tiễn. Do đó, Petrov đã theo gương tư lệnh tiềm thủy đỉnh Vasili Arkhipov, người, vào thời khắc nguy kịch trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, đã từ chối cho phép phóng các ngư lôi nguyên tử  khi các tiềm thủy đỉnh đang bị tấn công bởi các diệt ngư lôi Hoa Kỳ thực thi lệnh cách ly.[8]

Những thí dụ tiết lộ khác gần đây hơn đã tăng thêm số nguy cơ vô cùng kinh hãi. Chuyên gia an ninh nguyên tử Bruce Blair trình báo: Hoa Kỳ vô tình đã xuýt quyết định  phóng vũ khí chiến lược bởi Tổng Thống, xẩy ra trong năm 1979, khi một băng nhựa huấn luyện báo động sớm NORAD mô tả một cuộc “tấn công toàn lực chiến lược,”  vô tình chạy xuyên qua hệ thống báo động sớm. Cố vấn an ninh quốc gia  Zbigniew Brzezinski đã hai lần bị đánh thức trong cùng một đêm và đã được báo cáo Hoa Kỳ đang bị tấn công, và ông ta vừa nhấc điện thoại thuyết phục Tổng Thống Carter  cần tức khắc cho phép một trả đũa toàn lực , khi một cú điện thoại thứ ba cho Brzezinski  biết:  đó là một báo động sai lầm.”

Ví dụ mới được tiết lộ nhắc lại một biến động nguy kịch năm 1995, khi lộ trình một tên lửa Hoa Kỳ-Na Uy mang các trang bị khoa học giống như lộ trình một tên lửa nguyên tử. Các âu lo gây ra cho người  Nga chóng vánh đến  tai Tổng Thống Boris Yeltsin, người phải quyết định cho phép  tấn công nguyên tử  ngay tức khắc và kịp thời .

Blair còn kể thêm vài ví dụ từ kinh nghiệm riêng của chính ông. Trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967, “phi hành đoàn một phi cơ chở vũ khí nguyên tử nhận được một lệnh “tấn công thực sự” thay vì một lệnh “diễn tập nguyên tử.” Vài năm sau, vào đầu thập kỷ 1970s, Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược ở Omaha “đã truyền lại một “lệnh diễn tập” …như “lệnh phóng nguyên tử thực sự.” Trong cả hai trường hợp, mật mã kiểm soát đã sai lầm; và sự can thiệp của con người  đã kịp thời ngăn chặn lệnh phóng vũ khí nguyên tử. Blair nói thêm, “nhưng chính bạn đã  lầm lẫn ở đây. Và không hiếm khi các loại hoang mang lẫn lộn như thế đã xẩy ra.”

Blair đã đưa ra những bình luận trên đây trong phản ứng đối với một phúc trình bởi John Bordne chỉ vừa  mới được làm sáng tỏ bởi Không Lực Hoa Kỳ.  Bordne đã từng phục vụ tại căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Okinawa trong tháng 10-1962, đúng vào thời Cuộc Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba và cũng là lúc các căng thẳng nghiêm trọng đang diễn ra ở Á Châu.  Hệ thống báo động nguyên tử của Hoa Kỳ đã được nâng lên DEPCON 2, một nấc dưới DEPCON 1, khi các hỏa tiển nguyên tử có thể được phóng đi tức khắc. Vào đỉnh cao của cuộc khủng hoảng, ngày 28-10, một đội phụ trách hỏa tiển đã nhận được phép phóng các hỏa tiển nguyên tử, do sai lầm. Họ đã quyết định không thực thi, nhờ đó, đã có thể giúp tránh được chiến tranh nguyên tử, và cùng với Petrov và Arkhipov bước vào “pantheon các nhân vật đã quyết định bất tuân thượng lệnh hay lễ tân”, và nhờ đó,  đã cứu rỗi thế giới.

Như Blair đã nhận xét, các tình cờ như thế không phải hiếm hoi. Một nghiên cứu chuyên ngành gần đây đã tìm thấy hàng tá các báo động sai lầm mỗi năm trong suốt giai đoạn tái thẩm: 1977 đến 1983. Cuộc nghiên cứu đã kết luận con số thay đổi từ 43 đến 255 mỗi năm. Tác giả cuộc nghiên cứu, Seh Baum, tóm tắt với lời lẽ thích ứng: ” Chiến tranh nguyên tử là “thiên nga đen” chúng ta có thể không bao giớ thấy, trừ phi trong chốc lát ngắn ngũi khi nó giết chúng ta. Chúng ta trì hoãn nguy cơ với cái giá phải trả của riêng mình. Nay là lúc phải giải quyết đe dọa, bởi lẽ nay chúng ta còn  sống sót.”

Các phúc trình trên đây, giống như những phúc trình trong tác phẩm của Eric Schlosser “Chỉ Huy và Kiểm Soát,” chỉ hạn chế trong các hệ thống của Hoa Kỳ. Đã hẳn, người Nga phạm lỗi lầm nhiều  hơn. Đó là chưa nói đến nguy cơ tột cùng bởi các hệ thống của các xứ khác, nhất là  của Pakistan.

CHIẾN TRANH KHÔNG CÒN “KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG”

Đôi khi sự đe dọa không do vô tình, mà vì chủ yếu muốn phiêu lưu, như trong trường hợp Able Archer. Trường hợp cực đoan nhất là Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba năm 1962, khi đe dọa thảm họa  là thực sự. Phương cách giải quyết mang tính gây sốc ; vì  do phương cách thường được giải thích.

Với tinh thần âu lo ám ảnh, điều cần thiết là phải xét duyệt các thảo luận và hoạch định chiến lược. Một trường hợp ghê rợn là nghiên cứu STRATCOM trong kỷ nguyên Clinton 1995 — “Căn Bản của biện pháp Phòng Ngừa Thời Hậu Chiến Tranh Lạnh” [9].  Nghiên cứu kết luận “quyền tấn công trước” cần được duy trì, ngay cả trong nhiều trường hợp xung đột với các nhà nước phi nguyên tử. Bản nghiên cứu giải thích vũ khí nguyên tử luôn được sử dụng , trong ý nghĩa: đó là “loại vũ khí đe dọa trong mọi khủng hoảng hay xung đột.” Văn bản cũng luôn nhắc nhỡ “lãnh đạo quốc gia”:  thiếu duy lý và thũ thắng  luôn hiện diện khi đe dọa thế giới.

Chủ thuyết hiện hữu đang được xem xét trong một bài viết chủ chốt trong nhật báo “An Ninh Thế Giới,” một cơ quan có uy tín nhất trong địa hạt chủ thuyết chiến lược. Các tác giả giải thích,  Hoa Kỳ hiện cam kết:  “ưu tiên chiến lược” — có nghĩa, cách ly khỏi mọi “tấn công trả đủa”. Đó chính là lý do đưa đến ba mục tiêu mới  hàng đầu của Obama [tăng cường các tên lửa tiềm thủy đỉnh, trên bộ, và không lực], bên cạnh tên lửa quốc phòng, để chống trả một cuộc tấn công trả đũa. Âu lo của các tác giả là “nhu cầu ưu tiên chiến lược” có thể khiến Trung Quốc phản ứng: từ bỏ chính sách “không tấn công trước” và bành trướng các vũ khí ngăn ngừa hạn chế của mình. Các tác giả nghĩ chắc là không, nhưng viễn tượng vẫn không chắn chắn. Rõ ràng chủ thuyết đang làm gia tăng các nguy cơ trong một vùng tình hình luôn căng thẳng và có nhiều xung đột.

Tình hình cũng tương tự khi NATO bành trướng về phía đông,  vi phạm những lời hứa miệng với Mikhail Gorbachev khi Liên Bang Xô Viết sụp đỗ và Gorbachev đã đồng ý:  một Đức Quốc thống nhất có thể trở thành một thành viên NATO — một nhượng bộ đáng ghi nhớ khi ôn lại  lịch sử của thế kỷ. Bành trướng về Đông Đức đã lập tức  xẩy ra. Trong những năm kế tiếp, NATO đã bành trướng đến biên giới Nga; hiện cũng đang có nhiều đe dọa đáng kể khi sáp nhập Ukraine, trong trung tâm địa-chiến-lược của Nga. Chúng ta có thể tưởng tượng Hoa Kỳ có thể phản ứng như thế nào nếu  Thỏa Ước Warsaw vẫn còn hiện hữu, hầu hết Mỹ Latin đã gia nhập, và Mexico và Canada tỏ rõ ý muốn làm thành viên.

Ngoài ra, Nga cũng như Trung Quốc đều hiểu rõ [và các chiến lược  gia Hoa Kỳ cũng vậy]: các hệ thống tên lửa phòng thũ của Hoa Kỳ gần các biên giới của Nga, trong thực tế, là loại vũ khí tấn công trước, nhằm thiết lập ưu tiên chiến lược  — miễn nhiễm khỏi mọi trả đũa. Có lẽ, sứ mệnh của các hệ thống nầy hoàn toàn khó có thể được thể hiện, như vài chuyên gia lập luận. Nhưng các mục tiêu không bao giờ có thể an tâm. Và các phản ứng đề kháng của Nga hiễn nhiên được NATO giải thích như một đe dọa đối với Tây Phương.

Một học giả Ukraine gốc Anh đưa ra những gì ông ta gọi một “nghịch lý ‘địa lý tiền định’ ” :” NATO tồn tại để quản lý các bất trắc do  sự hiện hữu của chính mình tạo ra.”[10]

Các đe dọa hiện nay đang thực sự hiện hữu. Rất may, sự kiện một F-16 của Thỗ Nhĩ Kỳ bắn hạ một phi cơ Nga trong tháng 11-2015 đã không đưa đến một biến động quốc tế, nhưng đặc biệt trong hoàn cảnh lúc đó, vẫn rất có thể xẩy ra. Phi cơ đang có sứ mệnh dội bom Syria. Phi cơ cũng chỉ đang bay bên lề   lãnh thổ Thỗ Nhĩ  Kỳ bên trong Syria trong 17 giây, và rõ ràng đang hướng đến Syria –nơi phi cơ  bị rơi. Bắn hạ phi cơ rõ ràng đã là một hành động gây hấn nguy hiểm không cần thiết, và là một hành động với nhiều hậu quả.

Khi phản ứng, Nga đã loan báo phi cơ ném bom từ nay sẽ được các chiến đấu cơ phản lực tháp tùng và sẽ gửi các hệ thống hỏa tiễn chống phi cơ đến Syria. Bộ Trưởng Quốc Phòng Dergei Shoigu đã loan báo, Nga cũng đã ra lệnh cho tàu tuần dương Moskva trang bị với hệ thống phòng không tầm xa, dịch chuyển đến gần bờ, với mục đích có thể “sẵn sàng tiêu diệt các mục tiêu trên không có tiềm năng đe dọa phi cơ của Nga.”  Tất cả các điều đó đã chuẩn bị  sẵn vũ đài  cho những đối đầu có thể  gây thảm họa cho nhân loại.

Tình hình cũng  luôn hết sức căng thẳng dọc  biên giới NATO-Nga, kể cả  các động thái chuẩn bị quân sự của cả hai bên. Không lâu sau khi Đồng Hồ Ngày Tận Thế được điều chỉnh đến gần nửa đêm, báo chí các nước đã  đăng tãi: “Vào  Ngày  thứ tư, các xe chiến đấu quân sự của Mỹ đã diễn hành qua một thành phố Estonia bên trong Nga , một hành động tượng trưng nhấn mạnh các  chuẩn bị của cả hai bên trong tình hình căng thẳng tệ hại nhất giữa Tây Phương và Nga kể từ  Chiến Tranh Lạnh.” Trước đó không lâu, một phi cơ quân sự của Nga trong vòng ít giây suýt va chạm  với một phi cơ dân sự của Đan Mạch. Cả hai bên đang thực tập chuyển dịch và giàn trãi  nhanh chóng các lực lượng đến dọc biên giới Nga-NATO, và cả hai đều tin một cuộc chiến không còn là điều khó thể tưởng tượng.”[11]

VIỄN ẢNH SỐNG SÓT

Nếu đúng như vậy, cả hai phía đều quá điên khùng, vì một cuộc chiến có thể tiêu hũy mọi thứ. Trong nhiều thập kỷ, mọi người đều đã công nhận một cuộc tấn công trước bởi một đại cường có thể tiêu hũy ngay cả phe tấn công hay ngay cả khi không một tấn công trả đũa — chỉ đơn thuần do hậu quả của “mùa đông nguyên tử” [simply from the effects of nuclear winter].

Đó là thế giới ngày nay. Và cũng không phải chỉ là thế giới hôm nay.  Đó là những gì chúng ta đã từng chung sống trong 70 năm qua. Lý luận xuyên suốt rất dễ ghi nhận. Như chúng ta đã từng thấy, an ninh của quần chúng rõ ràng đã không hề là âu lo hàng đầu của các nhà làm chính sách. Điều nầy đã luôn trung thực từ những ngày đầu của kỷ nguyên  nguyên tử, khi  ngay bên trong các trung tâm hình thành chính sách đã không hề có một nỗ lực  — không cả một ý nghĩ  được bày tỏ  — nhằm loại bỏ chính đe dọa tiềm năng nghiêm chỉnh đối với Hoa Kỳ. Và cứ như thế, các vấn đề vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong những phương cách đã được mô tả vắn tắt và rút từ thực tế .

Đó là thế giới chúng ta đã từng  sống, và đang chung sống hôm nay. Vũ khí nguyên tử đang là nguy cơ  bất biến đưa đến diệt vong tức khắc, nhưng ít ra trên nguyên tắc chúng ta  biết rõ bằng cách nào để  có thể tối thiểu hóa hay ngay cả loại bỏ nguy cơ, một nhiệm vụ đảm trách [và bỏ qua] bởi các cường quốc nguyên tử — những đại cường đã đặt bút ký vào Thỏa Ước Cấm-Phổ-Biến-Nguyên-Tử.

Nguy cơ hâm nóng toàn cầu không mang tính tức khắc, mặc dù  cũng vô cùng thảm khốc trong trường kỳ và có thể bất thần tăng tốc.  Chúng ta đã rõ ràng không hoàn toàn có đủ khả năng đối phó, nhưng không còn gì để nghi ngờ:  trì hoãn càng lâu, tai họa càng khắc nghiệt và cùng cực.

Khả năng thượng tồn lâu dài  không cao, trừ phi có một đổi hướng đáng kể.  Phần lớn trách nhiệm  trong  tay chúng ta ,  và cơ hội cũng thế.

 

Nguyễn Trường

Irvine, California, U.S.A.

22-7-2016

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] The call condemned world leaders, who “have failed to act with the speed or on the scale required to protect citizens from potential catastrophe,” endangering “every person on Earth [by] failing to perform their most important duty — ensuring and preserving the health and vitality of human civilization.”

[2] The study showed that a huge Greenland glacier, Zachariae Isstrom, “broke loose from a glaciologically stable position in 2012 and entered a phase of accelerated retreat,” an unexpected and ominous development. The glacier “holds enough water to raise global sea level by more than 18 inches (46 centimeters) if it were to melt completely. And now it’s on a crash diet, losing 5 billion tons of mass every year. All that ice is crumbling into the North Atlantic Ocean.”

[3] “Traditionally, negotiators have sought to forge a legally binding treaty that needed ratification by the governments of the participating countries to have force. There is no way to get that in this case, because of the United States. A treaty would be dead on arrival on Capitol Hill without the required two-thirds majority vote in the Republican-controlled Senate. So the voluntary plans are taking the place of mandatory, top-down targets.” And voluntary plans are a guarantee of failure.

[4]  In the Senate, Mitch McConnell, the Republican leader, who has led the charge against Mr. Obama’s climate change agenda, said, ‘Before his international partners pop the champagne, they should remember that this is an unattainable deal based on a domestic energy plan that is likely illegal, that half the states have sued to halt, and that Congress has already voted to reject.

[5] A companion story in the New York Times reports that “two-thirds of Americans support the United States joining a binding international agreement to curb growth of greenhouse gas emissions.” And by a five-to-three margin, Americans regard the climate as more important than the economy. But it doesn’t matter. Public opinion is dismissed. That fact, once again, sends a strong message to Americans. It is their task to cure the dysfunctional political system, in which popular opinion is a marginal factor. The disparity between public opinion and policy, in this case, has significant implications for the fate of the world.

[6] We should, of course, have no illusions about a past “golden age.” Nevertheless, the developments just reviewed constitute significant changes. The undermining of functioning democracy is one of the contributions of the neoliberal assault on the world’s population in the past generation. And this is not happening just in the U.S.; in Europe the impact may be even worse.

[7] We have learned more about these rash and reckless exercises, and about how close the world was to disaster, from U.S. military and intelligence analyst Melvin Goodman, who was CIA division chief and senior analyst at the Office of Soviet Affairs at the time. “In addition to the Able Archer mobilization exercise that alarmed the Kremlin,” Goodman writes, “the Reagan administration authorized unusually aggressive military exercises near the Soviet border that, in some cases, violated Soviet territorial sovereignty. The Pentagon’s risky measures included sending U.S. strategic bombers over the North Pole to test Soviet radar, and naval exercises in wartime approaches to the USSR where U.S. warships had previously not entered. Additional secret operations simulated surprise naval attacks on Soviet targets.”

 

[8] We now know that the world was saved from likely nuclear destruction in those frightening days by the decision of a Russian officer, Stanislav Petrov, not to transmit to higher authorities the report of automated detection systems that the USSR was under missile attack. Accordingly, Petrov takes his place alongside Russian submarine commander Vasili Arkhipov, who, at a dangerous moment of the 1962 Cuban Missile Crisis, refused to authorize the launching of nuclear torpedoes when the subs were under attack by U.S. destroyers enforcing a quarantine.

[9] One chilling case is the Clinton-era 1995 STRATCOM study “Essentials of Post-Cold War Deterrence.”

[10] that NATO “exists to manage the risks created by its existence.”

[11] Shortly after the Doomsday Clock was moved ominously close to midnight, the national press reported that “U.S. military combat vehicles paraded Wednesday through an Estonian city that juts into Russia, a symbolic act that highlighted the stakes for both sides amid the worst tensions between the West and Russia since the Cold War.” Shortly before, a Russian warplane came within seconds of colliding with a Danish civilian airliner. Both sides are practicing rapid mobilization and redeployment of forces to the Russia-NATO border, and “both believe a war is no longer unthinkable.”

 

 

THẾ KỶ CỦA HOA KỲ hay THẾ KỶ BẠO LOẠN

Vladimir Putin mới đây đã can đảm xác nhận một điều. Hoa Kỳ vẫn luôn là siêu cường duy nhất của hành tinh, cũng như đã luôn như vậy từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đỗ trong năm 1991. “Hoa Kỳ”, Tổng Thống Nga nói, là một đại cường. Hiện nay, có lẽ, siêu cường duy nhất. Chúng tôi chấp nhận thực tế đó.”[1]

Trong thực tế, chúng ta có thể  nghĩ Hoa Kỳ như siêu cường khiếm diện trong một thế giới ngày một ngoan cố.

Bảy mươi lăm năm trước đây, ngay trên bờ một tai họa toàn cầu giữa các đại cường và đế quốc toàn cầu, Henry Luce lần đầu tiên đã gợi ý thế kỷ kế tiếp có thể thuộc về Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tháng 2 năm 1941, trong tạp chí “Life” của chính mình, Luce đã có bài xã luận với nhan đề “Thế Kỷ của Hoa Kỳ” [The American Century]. Trong bài viết, Luce tuyên bố: chỉ cần người Mỹ  tư duy trên bình diện quốc tế, trỗi dậy trong thế giới, và chấp nhận đang lâm chiến, một trăm năm sắp tới có thể thuộc về Hoa Kỳ.

Chỉ hơn 9 tháng sau, người Nhật đã tấn công hạm đội Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng, xô đẩy nước Mỹ vào Thế Chiến Thứ Hai. Tuy nhiên, lúc đó, người Mỹ vẫn còn phân vân và bối rối  về phương cách đối phó với các xung đột cấp vùng ngày một lan tràn ở Âu Châu và Á Châu, cũng như sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và Đức Quốc Xã.

Đó là một thời kỳ kinh hãi, và tuy chỉ dưới dạng thức sôi động của những gì đã diễn ra. Trong suốt nửa thiên niên kỷ trước đó, hiếm khi có được khoảnh khắc ít ra hai và thường ba hay hơn nữa các cường quốc Âu Châu không xẩy ra tranh giành qua vũ lực và bạo động  nhằm thống trị và kiểm soát nhiều khu vực quan trọng trên hành tinh. Trong suốt nhiều thế kỷ, các đại cường trỗi dậy và sụp đổ nhường chỗ cho các đại cường mới, kể cả Đức và Nhật, nhảy vào các cuộc chiến đế quốc. Trong quá trình, một cuộc đua tranh toàn cầu đã được phát động, các vũ khí tiền tiến với khả năng tàn phá tai họa đã được sáng chế nhờ các tiến bộ mới nhất trong khoa học chiến tranh. Vào tháng 8-1945, tình trạng đã dẫn đến việc bộc phát một hình thức năng lượng cơ bản, kinh hãi, và đã được sử dụng lần đầu, và, cho đến nay, duy nhất:  vũ khí nguyên tử trong thời chiến.

Trong những năm kế tiếp, Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết ngày một trở nên “siêu đẳng” hơn, chấp hữu các vũ khí với khả năng tàn phá ngày một gia tăng  — trước đó, ít ra trong óc tưởng tượng của con người, chỉ dành cho các bậc thần thánh: quyền hũy diệt không chỉ một kẻ thù trong một chiến trận hay một hạm đội trong một đại dương, mà toàn bộ mọi sinh vật.

Trong gần một nửa thế kỷ Chiến Tranh Lạnh, sự ganh đua giữa các đại cường đã mang tính khải huyền trong bản chất trong khi các kho vũ khí nguyên tử đã gia tăng với tầm vóc khổng lồ. Kết cuộc, với Cuộc Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba như một ngoại lệ, các đại cường cũng đã thực sự đối mặt một cách gián tiếp trong các cuộc chiến ủy nhiệm  “hạn chế,” những cuộc chiến, nhất là ở Triều Tiên và Đông Dương, với tầm cỡ khốc liệt vô song.

Kế đến, trong năm 1991, Liên Bang Xô Viết đã đột ngột tan rã và, lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ còn một đại cường duy nhất. Đây là một thực tế ngay cả Henry Luce có thể cũng đã chỉ có thể tin là quá xa vời. Trước đó, ý tưởng một cường quốc hùng cường duy nhất trên hành tinh chính yếu cũng đã được xem như những hoang tưởng  điên rồ. Tuy vậy, đó là một thực tế — hay ít nhất hình như, đối với giới lãnh đạo ở Hoa Thịnh Đốn, trong năm 2000 và sớm hơn nữa, đã mơ tưởng một Pax Americana trên hành tinh.

Cũng trong cùng một phương cách kỳ lạ, một điều tương tự khó thể tưởng tượng cũng đã xẩy ra ở Âu Châu. Trên lục địa đỗ nát hoang tàn bởi hai cuộc Thế Chiến  trong thế kỷ XX, một liên hiệp duy nhất đã được thiết lập, một điều không mấy lâu trước đó, có lẽ đã được xếp loại như một dự án hoang tưởng điên rồ. Ý tưởng nhiều thế kỷ ganh đua giữa các quốc gia và chủ nghĩa quốc gia cuồng loạn kèm theo một cách nào đó, đã được thuần hóa và gộp thành một định chế hòa bình duy nhất [ngay cả khi được đặt dưới sự bảo trợ của đại cường toàn cầu Hoa Kỳ] trước kia được xem hình như định chế phi lý nhất trong các giả tưởng. Và trong thực tế đó đã là một thực tại — hay hình như không mấy khác, ít nhất cho đến một nhật kỳ gần đây.

MỘT BREXIT HÀNH TINH?

Chúng ta ít khi suy ngẫm về tính kỳ lạ của những gì đã diễn ra trên hành tinh. Trong những năm sau năm 1991, thế giới đã trở nên quá quen thuộc với ý tưởng một địa cầu với siêu cường duy nhất và một liên hiệp kinh tế và chính trị Âu Châu, đến độ cả hai, có lúc hoàn toàn không thể quan niệm, hình như đã trở nên quá bình thường chẳng cần dành thì giờ để quan tâm. Và tuy vậy, ai đã có thể tin 75 năm sau khi Luce thúc đẩy xứ sở của ông xây đắp một “Thế Kỷ của Hoa Kỳ”, cơ sở trên lực lượng quân sự, với không một quốc gia cạnh tranh đơn thuần nào, cũng như không một đại cường thực sự nào khác [chỉ ở cấp vùng], trên Hành Tinh Địa Cầu?

Như vậy, nhiều điều đã được xem như bình thường trên thế giới và đã được xem hoàn toàn không thể xẩy ra, trước khi những điều đó đã thật sự xẩy ra. Trung Quốc là một trường hợp. Nhiều người chắc còn nhớ rõ một ngày trong năm 1972 khi, sau nhiều thập kỷ không một liên hệ giao dịch và luôn đối nghịch, thế giới được biết Tổng Thống Richard Nixon, và cố vấn an ninh của ông , Henry Kissinger, đang ở Bắc Kinh họp mặt tương đắc với lãnh tụ Cộng Sản Mao Trạch Đông. Mới nghe, nhiều người những tưởng như một trò đùa!

Ngày nay hầu như không có cách gì để hiểu nổi câu chuyện thật khó tin nầy vào thời điểm đó — nhà cách mạng cộng sản hàng đầu trên hành tinh nói chuyện tương đắc với đại diện tối cao của chủ nghĩa chống Cộng. Tuy nhiên, nếu lúc đó hay vào thời điểm đó, bạn đã bảo tôi, trong những thập kỷ sắp tới, Trung Quốc có thể trải nghiệm một cuộc cách mạng tư bản toàn diện và trở thành một đại cường kinh tế của hành tinh, và điều đó đã diễn ra dưới quyền lãnh đạo của đảng cộng sản đang trị vì của họ Mao, tôi có thể đã xem bạn như người điên.

Nhưng đó cũng mới chỉ là một bắt đầu, chỉ nhắc đến những điều khó thể xẩy ra vào thời điểm nầy. Xét cho cùng, trong những gì hoang tưởng về địa cầu với một đại cường duy nhất với địa vị áp đảo, có ai có thể tưởng tượng siêu cường duy nhất đã hoàn toàn không thể khuất phục một thế giới thấp hèn nhất? Nếu bạn đã bảo Henry Luce, hay bất cứ ai, kể cả các bá chủ toàn cầu ở Hoa Thịnh Đốn  trong năm 1991: siêu cường duy nhất, hùng cường nhất địa cầu, với một quân lực được tài trợ dồi dào nhất, vũ khí tiền tiến và khả năng tàn phá tối đa, vào ngày 11-9-2001, đã có thể bị một nhóm cảm tử với kích cỡ khiêm tốn và lực lượng không đáng kể, xô đẩy vào một chuổi các cuộc chiến không có dứt điểm trong khắp vùng Trung Đông Nới Rộng và Bắc Phi. Không một ai đã có thể tưởng tượng điều đó đã thực sự diễn ra.

Ai đã có thể tin siêu cường duy nhất của hành tinh, với không một kẻ thù cấp quốc gia đáng kể, trong bất cứ vùng nào chiến tranh đang diễn ra, đã chiến đấu năm nầy qua năm khác không thành công hay không thể dẹp bỏ nổi những  nhóm rời rạc được vũ trang thô thiển [các nhóm khủng bố] trong một vùng đang rệu rã? Ai có thể tưởng tượng mọi biện pháp Hoa Thịnh Đốn sử dụng để xác quyết sức mạnh của mình đã chỉ có thể đưa đến phản tác dụng? Ai có thể tin một cuộc xâm lăng một xứ nhỏ bé ở Trung Đông cuối cùng cũng chỉ dẫn đến”ngưỡng cửa của địa ngục”? Ai đã có thể tưởng tượng một cuộc xâm lăng như thế, 13 năm sau, vẫn là một vết thương đang rỉ máu, vô phương cứu chữa, trong tình trạng hỗn loạn ngày một lan tràn, không mấy khác một Brexit của hành tinh?

Tóm lại, những gì giới lãnh đạo của siêu cường duy nhất hiện đang làm là tiếp tục những biện pháp cho đến nay không mang lại chút kết quả. Trong lúc đó, ngay trong quốc nội, không một ai, cũng không một phong trào nào trên đường phố, không một tiếng nói chỉ trích trong các hành lang quyền lực, phản đối những gì đang diễn ra, hay ngay cả thăm dò hay gợi ý những lối đi khác trong tương lai.

Thử tưởng tượng bất cứ bạn nhìn ở đâu, ngoại trừ trong các vùng dọc biên giới Liên Bang Nga  và Trung Quốc, siêu cường duy nhất dù trong cốt lõi không gặp chống đối vẫn không đủ khả năng áp đặt quy chế độc tôn của mình một cách hiệu quả trong những năm gần đây — ngay cả trong những vùng hoàn toàn an bình với các xứ đồng minh khắng khít nhất. Chẳng hạn, Tổng Thống của siêu cường duy nhất đã bay qua Luân Đôn và trong một Anh quốc [cũng như phần lớn Âu Châu] chưa bao giờ nói “không” với Hoa Thịnh Đốn về bất cứ điều gì trong nhiều thập kỷ, đã mạnh mẽ thôi thúc người Anh chấm dứt mọi nỗ lực chuẩn bị rút khỏi [hay “Brexit”] Liên Hiệp Âu Châu [EU]. Tổng thống cũng đã hậu thuẩn gợi ý của mình với một đe dọa không che đậy. Tổng Thống nói, nếu họ rời bỏ EU, “đối tác xuyên Đại Tây Dương chặt chẽ nhất giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ “sẽ tuột xuống nấc thang cuối khi nói đến các thỏa ước mậu dịch tương lai với Hoa Thịnh Đốn.

Chúng ta đang nói đến một xứ trong nhiều năm qua đã luôn hỗ trợ Hoa Kỳ. Như David Sanger thuộc báo The New York Times gần đây đã viết:

Theo các quan chức Hoa Kỳ: “Không một xứ nào chia sẻ quan điểm quốc tế của Hoa Thịnh Đốn như Anh Quốc ; Từ lâu, Anh Quốc luôn là đồng minh an ninh chí thiết của Hoa Kỳ, là đối tác tình báo hữu hiệu nhất, và quốc gia hâm mộ các châm ngôn tự do mậu dịch nhất — yếu tố quyết định cách tiếp cận chủ nghĩa quốc tế của Hoa Kỳ. Và rất ít quốc gia sẵn sàng hậu thuẩn mạnh mẽ các cuộc thảo luận về Âu Châu trong nhiều phương cách có lợi cho Hoa Kỳ.”[2]

Đã hẳn, đến nay, tất cả “chúng ta” đều biết quần chúng của đồng minh trung thành nhất của Hoa Kỳ, một khía cạnh khác của “quan hệ đặc biệt” vừa nói, đã phản ứng như thế nào qua thái độ giận dữ trước sự can thiệp của tổng thống Obama và qua Brexit hay quyết định rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu liền sau đó. Và nỗi sợ hãi đã dâng cao trước tiềm năng Frexits và Nexits có thể gây đổ vỡ cho EU và báo hiệu một kỷ nguyên quốc gia chủ nghĩa mới ở Âu Châu.

MỘT THẾ GIỚI THẤT BẠI?

Brexit, vì vậy, hình như cũng có thể gây ra một exit-toàn cầu. Cũng nên ngợi khen Hoa Thịnh Đốn về việc nầy. Những giấc mơ khống chế toàn cầu ấp ủ bởi cấp lãnh đạo trong chính quyền Bush đã chứng tỏ mang tính phá hoại hoang đường và từ đó chẳng có gì tốt đẹp hơn. Hảy nhìn kỷ một vùng rộng lớn của hành tinh nơi sự tàn phá rõ nét nhất: vùng Trung Đông Nới Rộng và Bắc Phi. Và tự hỏi: Phải chăng chúng ta đang ở trong Thế Kỷ của Hoa Kỳ? Nếu không, chúng ta đang ở trong thế kỷ nào, của ai, hay cái gì?

Nếu có người bảo bạn trong năm 1975, khi Cuộc Chiến Việt Nam cuối cùng đã chấm dứt, 34 năm sau khi Luce viết bài xã luận,  và 28 năm trước khi Hoa Kỳ xâm lăng Iraq, rằng:  năm 1979, Hoa Thịnh Đốn  rất có thể dính líu vào cuộc chiến kéo dài một thập kỷ ở Afghanistan, chắc bạn đã phải sửng sốt.

Nếu vào năm 1975, bạn bảo tôi trong năm 2001, một lần nữa Hoa Kỳ có thể xâm lăng Afghanistan lần thứ hai, một cuộc chiến 15 năm sau và  hiện vẫn còn tiếp diễn  không một dấu hiệu dứt điểm, chắc chắn tôi đã khó có thể tin bạn. Một phần tư thế kỷ của các cuộc chiến Hoa Kỳ và hiện vẫn còn kéo dài  trong một xứ  hầu hết người Mỹ, trong năm 1975, rất có thể đã không thể định vị trên bản đồ. Nếu bạn còn nói thêm, kể từ năm 1990, Hoa Kỳ có thể còn dính líu vào ba cuộc chiến liên tiếp ở Iraq, cuộc chiến thứ ba nay vẫn đang tiếp diễn, tôi sẽ không còn có thể nói thành lời. Đó là chưa kể đủ loại can thiệp, cũng đang diễn ra, ở Somalia, Pakistan, Yemen, Libya, và Syria — với không một cuộc chiến nào, theo chuẩn mực bình thường, thành công.

Nếu bạn muốn tổng kê sơ lược kết quả những năm nầy trong “Thế Kỷ của Hoa Kỳ” trong vùng Trung Đông Nới Rộng, bạn rất có thể khám phá một tình trạng hỗn loạn đặc trưng. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, các quan chức trong chính quyền Bush thường đề cập đến vùng từ biên giới phía Tây Trung Quốc đến Bắc Phi như “vòng cung bất ổn”. Cụm từ nầy mang ý nghĩa gói ghém lời giải thích: buông lỏng lực lượng quân sự Hoa Kỳ trong vùng nầy — để mang lại trật tự và, đã hẳn, dân chủ cho toàn vùng.

Với vài biệt lệ khiêm tốn, quả thật phần lớn vùng Trung Đông Nới Rộng, lúc đó, đang được ngự trị bởi các chế độ tụt hậu và độc tài đủ loại. Tuy vậy, đó là một vùng tương đối vẫn còn có trật tự. Hiện nay, toàn vùng thực sự là một vòng cung bất ổn, với các nhà nước đang suy sụp, các đô thị và thành phố đang bị san bằng, với các nhóm khủng bố ngày một tệ hại và ngày một lan tràn trong một vùng hoang tàn vụn vỡ. Tình trạng chia rẽ giữa các giáo phái và các sắc dân ngày một hỗn độn, và xung đột bên trong và giữa mỗi và mọi xứ ngày một nghiêm trọng.

Hầu hết mọi xứ, nơi người Mỹ đã buông lỏng các lực lượng quân sự và không lực — Afghanistan, Iraq, Yemen, Libya, Somalia, và Syria — nay là những vùng hay những nhà nước thất bại. Trong hoàn cảnh đó, có thể nói ngay cả cụm từ “nhà nước thất bại” cũng đã lỗi thời, và không những vì cụm từ đã dồn tất cả lỗi lầm về những gì đã xẩy ra đối với các sắc dân bản địa của một xứ. Xét cho cùng, nếu vòng cung bất ổn bây giờ “thống nhất” trong bất cứ phương cách nào ,” đó là nhờ các nhóm khủng bố ngày một lan tràn và có lẽ nhờ ở nhãn hiệu Islamic State.

Hơn nữa, trong trí tưởng tượng cằn cỗi của Hoa Thịnh  Đốn ngày nay, chỉ những chính sách có thể tưởng tượng đáp ứng mọi vấn đề đều đã được quân sự hóa cao độ và đang mong chờ cùng những biện pháp: tăng cường không lực trong bầu trời các chiến trận xa xôi, tăng cường bộ binh, tăng thêm số nhà thầu tư nhân và lính đánh thuê, tăng thêm quân nhu, quân cụ, vũ khí [điều đáng ngạc nhiên số lượng các loại nầy, trong những năm gần đây, ngày một lọt vào tay không phải các lực lượng đồng minh, mà là các phe thù nghịch của Hoa Thịnh Đốn], gia tăng các cuộc hành quân càn quét đặc biệt, các chiến dịch ám sát đặc biệt [drone], và trong phạm vi quốc nội: tăng cường giám sát, tăng cường toàn bộ khối an ninh quốc gia…

Đối với một thế giới như thế, một cụm từ mới là cần thiết. Có lẽ “một vùng thất bại.” Hình như đây là điều “Thế Kỷ của Hoa Kỳ” đã mang ý nghĩa 75 năm sau khi Henry Luce thôi thúc thể hiện. Và  cũng có lẽ đang manh nha đâu đó một cụm từ chưa có thể tưởng tượng nhưng khá rùng rợn: “thế giới thất bại”.

Với ý nghĩ đó, thử tưởng tượng những gì “chốt” Á Châu của chính quyền Obama có thể mang ý nghĩa trong trường kỳ, hay “chốt” U.S.-NATO Baltics và Đông Âu. Nếu nhiều mãng lớn của hành tinh đã bắt đầu rệu rã trong một kỷ nguyên khi điều tồi tệ nhất Hoa Kỳ đã phải đối diện trong phương cách các địch thũ đã là các thành phần thiểu số trỗi dậy và các nhóm khủng bố, hay gần đây hơn, một caliphate khủng bố, thử xét xem  trong chốc lát các loại hỗn độn nào có thể xẩy đến cho những vùng — nơi vẫn còn một cường quốc có tiềm năng đối nghịch .

Tất cả những tai họa khả dĩ kể trên đang đem lại chính ý tưởng một ý nghĩa mới cho “Thế Kỷ của Hoa Kỳ”. Liệu có thể có vấn đề: đây không phải là thế kỷ của Henry Luce, cũng không phải thế kỷ các lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ đã mơ tưởng khi Liên Bang Xô Viết tan rã. Thay vào đó, “họ đã biến tất cả thành sa mạc và gọi đó là hòa bình.”

Có lẽ đây thực sự không còn “Thế Kỷ của Hoa Kỳ” tí nào, mặc dù quy chế liên tục của Hoa Kỳ luôn là siêu cường duy nhất của hành tinh. Một phúc trình của Liên Hiệp Quốc gần đây lượng định, trong năm 2015, con số kỷ lục 65 triệu người đã mất nơi ăn chốn ở, phần lớn trong vùng Trung Đông Nới Rộng. Hàng chục triệu trong số nầy đã vượt qua biên giới và đã trở thành dân tỵ nạn, kể cả một số khá đông trẻ em, phần lớn đã bị tách rời khỏi cha mẹ. Vì vậy, có lẽ đây là thế kỷ của trẻ em côi cút.

Thật không thể có gì buồn thảm hơn!

 

Nguyễn Trường

Irvine, California, U.S.A.

14-7-2016

 

[1]“America,” the Russian president said, “is a great power. Today, probably, the only superpower. We accept that.”

[2] “No country shares Washington’s worldview quite the way Britain does, [American officials] say; it has long been the United States’ most willing security ally, most effective intelligence partner and greatest enthusiast of the free-trade mantras that have been a keystone of America’s internationalist approach. And few nations were as willing to put a thumb as firmly on the scales of European debates in ways that benefit the United States.”

BÌNH THƯỜNG MỚI
hay GIẢI PHÁP THAY THẾ CÁC CUỘC CHIẾN TRIỀN MIÊN CỦA HOA KỲ

Thêm một lãnh đạo Hồi Giáo đã bị thủ tiêu: việc thanh toán lãnh tụ Taliban Mullah Akhtar Muhammad Mansour bởi phi cơ tự động [drone] của Mỹ ở Pakistan đánh dấu “một mốc giới quan trọng.” Tổng Thống Obama đã tuyên bố như thế; và luận điệu xác nhận đã được lặp lại đúng lúc và mặc nhiện tán tụng bởi giới bình luận của các cơ quan truyền thông. Tờ The New York Times, chẳng hạn, đã tường thuật: cái chết của Mansour đã để lại một giới lãnh đạo Taliban trong cơn”sốc và rúng động”.

Nhưng vấn đề vẫn là: Một mốc giới hướng đến những gì?

Hướng đến chiến thắng? Hòa bình? Hòa giải? Chí ít, hướng tới viễn ảnh bạo động ngày một giảm dần?
Đơn thuần đặt vấn đề là ám chỉ: các nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ ở Afghanistan và những nơi khác trong thế giới Hồi Giáo đang nhằm tới một mục đích nào đó rộng lớn hơn.

Tuy vậy, từ nhiều năm nay, đó không phải là trường hợp. Việc ám sát Mansour thật ra đang làm danh sách các mốc giới dài thêm, các điểm ngoặt, và những ranh giới trước đó đã được xem như những thành đạt đầy ý nghĩa, để chỉ chứng tỏ một cái gì đó nhỏ bé hơn những tuyên bố dao to búa lớn rất nhiều.

Chính Obama cũng đã hiểu rất rõ điều nầy. Chỉ chưa tới 5 năm trước đây, Obama đã thúc dục người Mỹ “nên bằng lòng khi biết làn sóng chiến tranh đang lùi dần.” Ở Iraq và Afghanistan, tổng thống nhấn mạnh, “ánh sáng một nền hòa bình và an ninh có thể thấy được từ phía xa. ‘Các cuộc chiến dài lâu nầy’, ông hứa hẹn, cuối cùng cũng sẽ đi đến một ‘điểm cuối trách nhiệm’.”

Điều nầy có nghĩa, người Mỹ đang tìm kiếm một phương cách ra khỏi các xung đột không lối thoát trong Vùng Trung Đông Nới Rộng.

Ai có thể nghi ngờ sự thành thật của Obama, hay ý muốn thường được diễn tả của tổng thống sẽ tìm cách ra khỏi chiến tranh, và thay vào đó, tập trung vào các nhu cầu đã bị quên lãng ngay trong quốc nội? Nhưng ước muốn thì dễ. Thực tế vẫn còn nhiều thử thách. Ngay cả ngày nay, các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan –di sản của George W. Bush đã để lại cho Obama — vẫn chẳng có dấu hiệu chấm dứt.

Cũng như Bush, Obama sẽ để lại cho người kế nhiệm các cuộc chiến ông đã thất bại hay không thể chấm dứt. Ít rõ ràng hơn, ông cũng sẽ để lại cho Tổng Thống Clinton hay Tổng Thống Trump các cuộc chiến mới của chính ông. Ở Libya, Somalia, Yemen, và vài quốc gia Phi Châu hỗn loạn, di sản của Obama là một dính líu quân sự của Hoa Kỳ ngày một sâu xa hơn. Viễn ảnh hầu như chắc chắn ngày một tích lũy các mốc giới được tán dương, ngắn ngũi và chóng quên, đang đến gần.

Trong kỷ nguyên Obama, làn sóng chiến tranh đã không thuyên giảm. Thay vào đó, Hoa Thịnh Đốn tự thấy bị cuốn hút ngày một sâu xa hơn vào các xung đột, một khi bắt đầu, sẽ khó có dứt điểm — các cuộc chiến giới quân sự Hoa Kỳ còn cần phải sáng chế một giải pháp đáng tin cậy nào đó.

GIẢI PHÁP XƯA CŨ NHẤT: BOM VÀ TÊN LỬA

Trước đây, trong khoảng cách ngắn ngũi giữa ngày Chiến Tranh Lạnh chấm dứt đến biến cố 9/11 khi Hoa Kỳ rõ ràng là “siêu cường duy nhất của thế giới,”các tài liệu quân sự của Ngũ Giác Đài đã luôn khoa trương các lực lượng quân sự Hoa Kỳ với khả năng “chiến thắng nhanh chóng và quyết định trên và ngoài chiến trường — bất cứ ở đâu trên thế giới và trong mọi điều kiện.” Quả thật các sĩ quan tham mưu ngày nay cũng đã khá can đảm khi sẵn sàng đặt bút viết như thế.

Đã hẳn, lực lượng quân sự Hoa Kỳ thường xuyên chứng tỏ khả năng kỹ thuật đáng ngạc nhiên — chọc thủng trần xe taxi đang chở Mansour, chẳng hạn, với hỏa tiễn Hellfire. Tuy nhiên nếu chiến thắng — có nghĩa, chấm dứt các cuộc chiến trong những điều kiện thuận lợi cho phe nhà — đem lại khả năng đo lường thành quả để xét đoán lực lượng quân sự của một quốc gia. Trên căn bản nầy, chúng ta đã khám phá lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, khi được thử thách, đã chứng tỏ còn thiếu hẳn khả năng.

Đã hẳn, người Mỹ không phải đã thiếu cố gắng. Trong khi tìm kiếm một phương thức có thể giúp hoàn thành sứ mệnh, những vị có trách nhiệm điều khiển các nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông Nới Rộng đã chứng tỏ tính mềm dẻo. Họ đã sử dụng lực lượng áp đảo để gây “sốc và kinh hoàng”[shock-and-awe]. Họ đã cố gắng thay đổi chế độ [lật đổ Saddam Hussein và Muammar Gaddafi, chẳng hạn], và “triệt hạ” các cấp lãnh đạo [assassinating Mansour và một số các “lãnh đạo khủng bố” khác, kể cả Osama Bin Laden]. Họ đã xâm lăng và chiếm đóng nhiều xứ, ngay cả thực nghiệm xây dựng quốc gia kiểu quân sự. Họ đã thử nghiệm chiến lược chống trỗi dậy và chống khủng bố, can thiệp để “duy trì hòa bình và vì lý do nhân đạo”, các cuộc tấn công trả đũa và chiến tranh phòng ngừa. Họ đã hành quân một cách công khai, kín đáo, hay ủy nhiệm. Họ đã trang bị, huấn luyện, và cố vấn — và khi các lực lượng được trợ giúp đã bỏ cuộc trước kẻ thù, họ đã trang bị, huấn luyện, và cố vấn nhiều hơn. Họ đã cải biến các thành phần trừ bị thành gần như chính quy, tiếp tục phục vụ trong các đợt chiến đấu trước đó. Theo gương thế giới các đại công ty, họ cũng đã ủy thác cho khu vực tư, cho các xí nghiệp “an ninh tư nhân chỉ biết theo đuổi doanh lợi,” các vai trò thường do quân đội đảm nhiệm. Tóm lại, họ đã kiên trì bỏ công chuyển đổi uy lực quân sự Hoa Kỳ thành những kết quả chính trị mong muốn.

Ít ra về phương diện nầy, một loạt các tướng ba và bốn sao lãnh đạo, trong nhiều mặt trận và trong vài thập kỷ vừa qua, đã ghi nhận được vài thành quả khả quan. Tính theo nỗ lực, họ xứng đáng được điểm A.
Tuy nhiên, khi đo lường bằng thành quả, họ vẫn còn rất xa mới có thể kiếm đủ số điểm cần thiết. Dù cho thái độ sẵn sàng tìm kiếm một phương pháp nào đó có thể thành công là đáng khen, họ cũng chỉ đã phải bằng lòng theo đuổi một cuộc chiến tiêu hao. Ngoài ánh sáng ở cuối đường hầm thường nghe tại các buổi thuyết trình trước báo chí hay trong các cuộc điều trần trước Quốc Hội, các Cuộc Chiến của Mỹ trong vùng Trung Đông Nới Rộng vẫn luôn tiếp diễn và tiến hành dựa trên giả thiết không nói ra: nếu “chúng ta” giết đủ số người trong một giai đoạn đủ dài lâu, phía địch rồi ra cũng sẽ phải từ bỏ.

Trên kỷ lục nầy, áp lực ở Hoa Thịnh Đốn hiện nay đối với Tổng Tư Lệnh Obama là tổng tư lệnh đã không muốn giết đủ số. Chẳng hạn, một bài viết trên trang “op-ed” gần đây của tờ Wall Street Journal bởi một cặp đôi lạ thường, Tướng hồi hưu David Petraeus và nhà phân tích thuộc Brookings Institution, Michael O’Hanlon, đã xuất hiện dưới tiêu đề mang tính đe dọa “Take the Gloves Off Against the Taliban.” Để lật ngược cuộc chiến dài lâu trong lịch sử Hoa Kỳ, Petraeus và O’Hanlon đưa ra luận cứ: Hoa Kỳ chỉ cần bỏ bom nhiều hơn nữa.

Quy luật chiến tranh hiện chi phối các phi vụ hành quân ở Afghanistan, theo họ, đã bị hạn chế không cần thiết. Không lực “tượng trưng cho lợi thế bất cân xứng của Tây Phương, tương đối an toàn để áp dụng, và rất hiệu quả.”

Bài viết đã không nhắc đến bất cứ sự cố nào, như cuộc oanh tạc tàn phá “bệnh viện Các Bác Sĩ Không Biên Giới” trong thủ đô tỉnh Kunduz ở Afghanistan, trong tháng 10-2015, bởi một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Nhiều đại pháo quân nhu hậu cần đem lại “vài dạng thức thắng trận.” Con đường phía trước đã khá rõ ràng. Hai tác giả đã vững tin một cách dễ dàng:” Chỉ cần đơn thuần phát động chiến dịch các phi vụ không tập ở Afghanistan, với cường độ chúng ta đang sử dụng ở Iraq và Syria, cũng đủ để thành công.

Khi hai tướng lãnh viện dẫn cuộc chiến Hoa Kỳ đang tiếp diễn ở Iraq và Syria như mẫu mực của hiệu quả, bạn có thể hiểu mọi chuyện đang ngày một trở nên tuyệt vọng.

Petraeus và O’Hanlon chắc đã phải hiểu: khi số quân của Hoa Kỳ và NATO ở Afghanistan giảm sút, chiến dịch không tạc Taliban cũng đã phải giảm theo. Trước đó, khi quân đội đồng minh còn hiện diện hùng hậu, số phi cơ đồng minh đã hẳn cũng lớn lao hơn nhiều. Và tuy vậy, số 100.000 phi vụ hỗ trợ giữa các năm 2011 và 2015 — trung bình hơn một phi vụ trên mỗi chiến binh Taliban — vẫn đã không đem lại “một dạng thức đang thắng nào.” Tóm lại, người Mỹ cũng đã thực nghiệm cách tiếp cận “cởi vớ tay”[take the Gloves Off] của Petraeus-O’Hanlon nhằm đánh bại phe Taliban. Cách tiếp cận rõ ràng đã không thành công. Với kỷ niệm thứ 15 Cuộc Chiến Afghanistan nay đang đến gần, gợi ý “người Mỹ có thể dội bom để đi đến thắng lợi” hình như là một quả-quyết-không-tưởng.

Ở HOA THỊNH ĐỐN, TƯ DUY LỚN VÀ NHỎ

Petraeus và O’Hanlon đã mô tả đặc điểm của Afghanistan như “bức trường thành phía Đông trong cuộc Chiến Trung Đông rộng lớn hơn của Mỹ.” Hố sâu phía Đông có thể là một mô tả thích đáng hơn. Nhân đây, tưởng cũng cần ghi nhận họ không có điều gì hữu ích để nói về “cuộc chiến rộng lớn hơn” họ đã ám chỉ. Tuy vậy, cuộc chiến rộng lớn hơn đã được theo đuổi vì lòng tin cho đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn, quyết đoán quân sự của Hoa Kỳ có thể một cách nào đó hàn gắn vùng Trung Đông Nới Rộng, là xứng đáng được chú ý hơn nhiều, so với việc sử dụng các phi cơ rất đắt tiền bằng cách nào để chống lại các thành phần trỗi dậy chỉ trang bị với các Kalashnikovs rẻ tiền.

Công bằng mà nói, khi yên lặng bỏ qua cuộc chiến rộng lớn hơn, Petraeus và O’Hanlon không hề đơn lẻ. Về đề tài nầy không ai có nhiều để nói — không những người kiên trì thuộc trường phái tiến đến thắng lợi, cũng không phải các quan chức có trách nhiệm hình thành chính sách an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, cũng không phải các thành viên của ủy hội Hoa Thịnh Đốn hăng say thuyết giảng về bất cứ điều gì. Tệ hơn nữa, đây chính là đề tài mỗi một và tất cả các ứng cử viên tổng thống 2016 đều im hơi lặng tiếng.

Từ Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter và Chủ Tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân, Tướng Joseph Dunford, xuống đến tác giả các trang mạng thấp nhất [lowliest bloggers], các ý kiến về phương cách phát động một chiến dịch đặc biệt tốt nhất trong cuộc chiến rộng lớn hơn, luôn luôn có sẵn. Cần một kế hoạch đẩy lùi Nhà Nước Hồi Giáo? — Rất vui bạn đã hỏi. Đang lo lắng về một chi nhánh ISIS ở Libya? — Bạn sẽ được bảo vệ . Boko Haram? — Đây là những gì bạn cần biết. Mất ngủ vì Al-Shabab? — Hãy can đảm lên! các đầu óc tư duy lớn đang lo trường hợp nầy.

Tuy vậy, về cuộc chiến rộng lớn hơn, mọi người đều mù tịt. Thực vậy, hình như khá công bằng để nói: riêng việc định nghĩa các mục tiêu theo đuổi trong cuộc chiến rộng lớn hơn, hay ít nhất các phương tiện để thể hiện các mục tiêu đó, đang dẫn đầu danh sách các đề tài mọi người ở Hoa Thịnh Đốn đang tìm cách lẫn tránh. Thay vào đó, họ không ngừng luận bàn vớ vẩn về Taliban, về ISIS , về Boko Haram, và về al-Shabab.

Đây là điều bạn cần biết về cuộc chiến rộng lớn hơn: không hề có chiến lược; Tuyệt đối không! Chúng ta đang đứng trên chiếc cầu nhiều nghìn tỉ mỹ kim chẳng dẫn đến đâu, với các thành viên khối an ninh quốc gia ít nhiều chỉ bằng lòng đứng nhìn cầu dẫn tới đâu.

Nhiều người Mỹ lớn tuổi chắc còn nhớ vào khoảng cuối năm 1967 và đầu năm 1968, ngay trong lòng Cuộc Chiến Việt Nam, một câu hỏi đặc biệt ám ảnh các nhà làm chính sách an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ và những ai có trách nhiệm lúc đó: Có thể nào giữ được Khe Sanh?

Ngày nay hầu như hoàn toàn bị quên lãng, nhưng hồi đó, Khe Sanh là một trận chiến nhiều người Mỹ biết rõ,’ như hiện nay, họ luôn nghe đến Fallujah. Tọa lạc ở phía Bắc Nam Việt Nam, Khe Sanh là địa điểm một đồn thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang bị vây bủa bởi hai sư đoàn phe địch. Trong mắt một số quan sát viên lúc đó, kết quả cuộc Chiến Tranh Việt Nam rõ ràng tùy thuộc khả năng của Thủy Quân Lục Chiến đang đồn trú giữ vững được vị trí phòng thũ– để tránh số phận của đội quân viễn chinh Pháp đồn trú ở Điện Biên Phủ hơn một thập kỷ trước đó. Đối với Pháp Quốc, sự sụp đổ của Điện Biên Phủ quả thật đã đưa đến thất bại cuối cùng của Pháp ở Đông Dương.

Liệu lịch sử sẽ tái diễn ở Khe Sanh? Như kết cục đã cho thấy: không…và cũng đúng như thế. Thủy Quân Lục Chiến đã giữ được mốc giới! Tuy vậy, Hoa Kỳ cũng đã phải thất bại trong Cuộc Chiến Việt Nam.

Ngày nay nhìn lại, thực tế hình đã khá rõ ràng: những ai có trách nhiệm thiết kế chính sách của Hoa Kỳ lúc đó, trong cơ bản, đã hiểu sai vấn đề. Thay vì âu lo cho số phận của Khe Sanh, người Mỹ lẽ ra đã phải đặt những câu hỏi: Cuộc Chiến Việt Nam có thể thắng hay không? Cuộc chiến có ý nghĩa gì? Nếu không, tại sao người Mỹ lại ở đó? Và trên hết, phải chăng không có giải pháp thay thế cho giải pháp: đơn thuần tiếp tục chính sách đã cho thấy không một dấu hiệu chiến thắng?

Ngày nay Hoa Kỳ tự cảm thấy đang ở trong hoàn cảnh tương tự. Phải làm gì với Taliban hay ISIS — một đề tài tuyệt đối quan trọng. Cùng một cảm nghĩ đối với các tổ chức trỗi dậy khác, những tổ chức các lực lượng quân sự của Mỹ đang phải đối diện trong nhiều xứ — phần lớn là những nhà nước thất bại, hay failing states, trong khắp vùng Trung Đông Nới Rộng.

Nhưng vấn đề phải làm gì với tổ chức X hay vãn hồi trật tự trong quốc gia Y không mấy quan trọng, so với các vấn đề cần phải giải quyết trước mắt nhưng vẫn chưa được quan tâm. Sau đây là những vấn đề nổi trội: phát động chiến tranh trong một vùng rộng lớn của thế giới Hồi Giáo là việc làm nghiêm túc? Các cuộc chiến mới nầy sẽ được chấm dứt? Cái giá phải trả là gì? Trừ phi biến phần lớn Trung Đông thành tro bụi, liệu cuộc chiến có thể thắng lợi với bất cứ ý nghĩa nào? Trên tất cả, lẽ nào quốc gia hùng cường nhất thế giới không có một lựa chọn nào khác hơn giải pháp theo đuổi các cuộc chiến hoàn toàn vô bổ?

Hay Hoa Kỳ hãy thử nghiệm điều nầy: Cứ tưởng tượng mỗi ứng cử viên đối lập trong cuộc vận động bầu cử tổng thống 2016 từ chối chấp nhận chiến tranh như “bình thường mới”. Cứ tưởng tượng họ đang chiêm nghiệm “cuộc chiến rộng lớn hơn” đang liên tục diễn tiến trong nhiều thập kỷ cho đến ngày nay. Cứ tưởng tượng họ đang nghiêm túc tìm kiếm những giải pháp thay thế cho xung đột vũ trang đang kéo dài bất tận. Hảy lấy đó làm “một mốc giới”mới trong quá trình tranh cử!

Nguyễn Trường
Irvine, California, USA
13-6-2016