HOA KỲ, NGA, TRUNG QUỐC VÀ HỘI NHẬP ÂU-Á TƯƠNG LAI

Inbox

Truong Nguyen <nktruong92606@gmail.com>

5:25 PM (4 minutes ago)

HOA KỲ, NGA, TRUNG QUỐC VÀ HỘI NHẬP ÂU-Á TƯƠNG LAI

 

18-11-2014 có thể là ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử mậu dịch quốc tế. Vào ngày đó, tại thành phố Yiwu thuộc tỉnh Zhejiang, khoảng 300 cây số phía Nam Thượng Hải, chuyến xe lửa đầu tiên với 1000 tấn hàng xuất khẩu trên 82 toa, rời khu nhà kho đồ sộ, hướng đến Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Tàu đến ga vào ngày 9-12-2014.

Hoan hô chuyến tàu xuyên hai lục địa Âu Á đầu tiên!

Với khoảng cách 13.000 cây số, chuyến tàu sẽ đều đặn chạy dọc theo đường hỏa xa dài nhất thế giới, 40% dài hơn Con Đường Sắt Siberia huyền thoại. Tuyến đường chạy xuyên lục điạ Trung Quốc từ Đông sang Tây, đến Kazakhstan, Nga, Belarus, Poland, Đức, Pháp, và cuối cùng đến Tây Ban Nha.

Rất ít người biết rõ Yiwu ở đâu. Tuyvậy, các thương gia dọc theo lộ trình, nhất là từ thế giới Á Rập, đã quá quen thuộc với thành phố nầy, nơi “điều đáng kinh ngạc đang diễn ra!”[1] Chúng ta đang nói tới một trung tâm buôn bán sỉ các tiêu thụ phẩm cỡ nhỏ, từ áo quần đến đồ chơi trẻ con, lớn nhất hành tinh.

Tuyến đường xuyên lục địa Âu-Á tượng trưng cho trọn bộ các kế hoạch phát triển đang làm thay đổi bộ mặt mậu dịch toàn cầu. Đây là một kênh hậu cần hiệu quả với chiều dài đáng kinh ngạc, tượng trưng cho địa-chính-trị đầy tính nhân văn, kết nối giới tiểu thương với các thị trường liên-lục-địa bao la. Tuyến đường cũng là mô hình minh họa khuynh hướng hội nhập liên-lục-địa-Âu-Á. Hơn nữa, đây cũng là bước khởi đầu “Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc,” được quan niệm như dự án của thế kỷ mới và hiển nhiên là câu chuyện mậu dịch lớn nhất thế giới trong thập kỷ sắp tới.

Một ngày nào đó, nếu mọi sự xẩy ra như hoạch định và như giấc mơ của giới lãnh đạo Trung Quốc, tất cả những gì nói ở đây sẽ thuộc về mọi người — qua tuyến đường sắt cao tốc, chuyến tàu tốc hành chở hàng từ Trung Quốc đến Âu châu sẽ chỉ mất hai ngày, thay vì 21 ngày như hiện nay.

Trong thực tế, sau khi ra khỏi Yiwu, chuyến tàu tốc hành D8602 rời Urumqi trong tỉnh Xinjiang, hướng đến Hami  trong vùng viễn tây Trung Quốc. Đó là tuyến đường xe lửa cao tốc đầu tiên ở Xinjiang, rất có thể sẽ sớm được mở dài để trở thành tuyến đường sắt xuyên lục địa Trung Quốc một cách chóng vánh.

Ngày nay, 90% các kiện hàng thương mãi vẫn còn được chuyển vận bằng đường biển, và đó chính là tình trạng Bắc Kinh đang có kế hoạch thay đổi. Con Đường Tơ Lụa Mới, tuy còn phôi thai và vận tốc còn tương đối chậm, cũng đã phản ảnh một đột phá hay bước ngoặt trong quá trình cách mạng mậu dịch bằng đường bộ xuyên lục địa.

Cùng với sự ra đời của hệ thống các con đường tơ lụa sẽ có nhiều thương ước “win-win”, kể cả phí tổn vận chuyển thấp hơn, sự bành trướng của các công ty xây dựng Trung Quốc lúc một xa hơn vào các xứ “stan” Trung Á, cũng như vào Âu châu — một phương cách dễ dàng và nhanh chóng hơn để vận chuyển uranium và các kim loại khan hiếm khác từ Trung Á đến rất nhiều nơi và rất nhiều thị trường mới, với hàng trăm triệu dân đang sinh sống.

Vì vậy, nếu Hoa Thịnh Đốn có ý định đóng chốt ở Á châu, Trung Quốc cũng đang có kế hoạch riêng của mình. Chúng ta đang nghĩ đến một trục mậu dịch xuyên lục địa Âu-Á.

THOÁT VỀ PHƯƠNG ĐÔNG

Tốc độ biến chuyển thật choáng ngợp. Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động Vòng Đai Kinh Tế Con Đường Tơ Lụa Mới – the New Silk Road Economic Belt – tại Astana, Kazakhstan, trong tháng 9-2013.

Một tháng sau, khi viếng thăm thủ đô Indonesia, Jakarta, họ Tập cũng đã loan báo Con Đường Tơ Lụa Hàng Hải Thế Kỷ XXI. Bắc Kinh định nghĩa ý niệm tổng quát cơ bản bên sau hoạch định như “một con đường và một vòng đai” – “one road and one belt” – khi ý nghĩ thực sự là một hệ thống chằng chịt các con đường tương lai, các tuyến đường sắt, đường biển, và vòng đai.

Chúng ta đang nói đến một chiến lược quốc gia nhằm rút tỉa tinh hoa lịch sử từ Con Đường Tơ Lụa xa xưa, kết nối các nền văn minh, Đông và Tây, trong khi xây dựng cơ bản cho một tập hợp rộng lớn các khu vực hợp tác kinh tế liên lục địa Âu-Á.

Để bắt đầu, giới lãnh đạo Trung Quốc đã chấp thuận một quỹ hạ tầng cơ sở 40 tỉ USD, do Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc giám sát, để xây dựng các tuyến xa lộ, đường sắt cao tốc, và các tuyến dẫn năng lượng trong một số tỉnh liên hệ ở Trung Quốc. Trong tương lai, quỹ sẽ được mở rộng để bao gồm các dự án ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông, và nhều xứ ở Âu châu. Nhưng Trung Á là mục tiêu then chốt đầu tiên.

Các công ty Trung Quốc sẽ đầu tư, và tham gia đấu thầu nhiều hợp đồng trong hàng tá quốc gia dọc các con đường tơ lụa hoạch định. Sau ba thập kỷ phát triển và thu hút nhanh chóng hàng loạt đầu tư nước ngoài, ngày nay chiến lược của Trung Quốc là chấp nhận gửi tư bản riêng của chính mình đến đầu tư trong các quốc gia láng giềng. Trung Quốc đã giành được các hợp đồng trị giá 30 tỉ USD với Kazakhstan, và 15 tỉ với Uzbekistan. Trung Quốc cũng đã cho Turkmenistan vay 8 tỉ và Tajikistan một tỉ.

Năm 2013, quan hệ với Kyrgyzstan được nâng cấp lên “tầm chiến lược” (strategic level), như người Trung Quốc thường nói. Đã hẳn, Trung Quốc là đối tác mậu dịch lớn nhất đối với các quốc gia nầy ngoại trừ Uzbekistan, và, mặc dù các cộng hòa xã hội Trung Á trước đây vẫn còn trực thuộc mạng lưới các tuyến dẫn năng lượng của Liên Bang Nga, Trung Quốc, với các quan hệ mậu dịch hiện hữu với các xứ nầy, cũng đang tạo dựng một dạng thức Pipelineistan riêng của riêng mình, kể cả  tuyến dẫn hơi đốt thiên nhiên mới, với Turkmenistan, và nhiều xứ khác trong những năm tháng sắp tới.

Sự cạnh tranh giữa các tỉnh khác nhau bên trong Trung Quốc, trong địa hạt kinh tế và hạ tầng cơ sở, sẽ rất gay gắt. Xinjiang hiện đang được Bắc Kinh tái định hình như trung tâm nòng cốt trong mạng lưới Âu-Á mới. Vào đầu tháng 11-2014, tỉnh Quảng Đông — xưởng máy sản xuất biến chế phẩm của thế giới — đã đứng ra tổ chức cuộc triển lãm đầu tiên về Con Đường Tơ Lụa Hàng Hải và đã được 42 quốc gia gửi đại diện tham dự.

Hiện nay Chủ Tịch Tập Cận Bình đang hăng say quảng bá Shaanxi, tỉnh quê của chính họ Tập, và cũng chính là tỉnh đã khởi động Con Đường Tơ Lụa lịch sử ở Xian, như Trung Tâm Vận Tải Thế Kỷ XXI (a twenty-first-century Transportation Hub). Họ Tâp cũng đã nỗ lực quảng cáo Trung Tâm tương tự như Con Đường Tơ Lụa Mới của ông trước đây, với Tajikistan, Maldives, Sri Lanka, Ấn Độ, Afghanistan, và nhiều xứ khác.

Cũng như Con Đường Tơ Lụa lịch sử, Trung Tâm mới phải được hiểu như một mạng lưới. Chúng ta có thể tưởng tượng Trung Tâm như một hệ thống tương lai chia thành nhiếu nhánh: các xa lộ cao tốc, đường sắt cao tốc, và các tuyến dẫn năng lượng.

Đoạn chính yếu chạy xuyên qua Trung Á, Iran, và Thổ Nhĩ Kỳ, với Istanbul như địa điểm hay bùng binh rẽ lối. Iran và Trung Á đang tích cực tham gia.

Một đoạn chính yếu khác sẽ chạy dọc Tuyến Đường Sắt Xuyên Siberia với Moscow như nút giao điểm then chốt. Một khi tuyến đường sắt cao tốc canh tân hoàn thành, thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa sẽ được rút ngắn từ sáu ngày rưởi hiện nay xuống chỉ còn 33 giờ.

Cuối cùng, Rotterdam, Duisburg, và Berlin, tất cả đều trở thành các nút giao điểm trên xa lộ cao tốc tương lai, và hiện giới lãnh đạo doanh thương Đức đang nóng lòng tham gia vào viễn cảnh đó.

Tuyến Đường Tơ Lụa Hàng Hải sẽ bắt đầu từ tỉnh Quảng Đông chạy dài xuống tận Eo Biển Malacca, Ấn Độ Dương, Horn of Africa, Hồng Hải và Địa Trung Hải, tận cùng ở Venice, một viễn cảnh quả thật vô cùng thi vị. Chúng ta có thể nghĩ như Kha Luân Bố hay Marco Polo ngược chiều.

Tất cả đều được hoạch định sẽ hoàn tất vào năm 2025, đem lại cho Trung Quốc một thứ “quyền lực mềm,” hay “soft power” tương lai, hiện Trung Quốc đang thực sự nóng lòng mong đợi. Khi Chủ Tịch Tập Cận Bình hoan nghênh mọi lực khai thông các nút tắc nghẽn và tăng cường sự nối kết khắp Á châu, Tập Cận Bình cùng lúc cũng đã hứa hẹn hỗ trợ tín dụng và tài chánh cho số đông các quốc gia trong khu vực.

Hiện nay, theo một số bình luận gia ngày một đông trên thế giới, “hòa nhập chiến lược các Con Đường Tơ Lụa với hợp tác ngày một cải tiến và gia tăng giữa các thành viên khối BRICS (Brazil, Russia, India, China, và South Africa) cũng như giữa các thành viên của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO), với vai trò của một Trung Quốc ngày một nhiều ảnh hưởng hơn đối với 120 thành viên Phong Trào Phi Liên Kết (NAM), chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi khắp Nam Bán Cầu đang có nhận thức: trong khi Hoa Kỳ luôn vướng bận với các cuộc chiến triền miên, thế giới đang lúc một lẫn tránh đến, hay bỏ theo, Phương Đông.”[2]

CÁC NGÂN HÀNG MỚI VÀ CÁC GIẤC MƠ MỚI

Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh gần đây quả thật là câu chuyện thành công của Trung Quốc, nhưng câu chuyện APEC lớn hơn hầu như không hề được tường thuật ở Hoa Kỳ. Hai mươi hai quốc gia Á Châu đã thỏa thuận sáng lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu – Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB), chỉ một năm sau khi Tập Cận Bình đề nghị. Mặc dù đây cũng chỉ là một ngân hàng khác, tương tự Ngân Hàng Phát Triển của BRICS – BRICS Development Bank, nhằm giúp tài tợ các dự án năng lượng, viễn thông, và vận tải. Số vốn đầu tiên được ấn định là 50 tỉ USD, và Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là hai cổ đông chính.

Chúng ta có thể xem việc thiết lập ngân hàng nầy như một đáp ứng của Trung Quốc-Ấn Độ đối với Ngân Hàng Phát Triển Á Châu – Asian Development Bank (ADB), thành lập năm 1966 dưới sự bảo trợ của Ngân Hàng Thế Giới – World Bank, và được hầu hết thế giới xem như một “ngựa nội ứng” của Nhóm đồng thuận Hoa Thịnh Đốn.

Khi Trung Quốc và Ấn Độ nhấn mạnh các khoản cho vay của ngân hàng mới sẽ dựa trên căn bản “công bằng, vô tư, và minh bạch,” hai quốc gia sáng lập muốn nói: hoàn toàn trái ngược với ADB (luôn là một sản phẩm của Hoa Kỳ-Nhật Bản, hai xứ đóng góp 31% vốn và nắm 25% phiếu bầu) – và là dấu hiệu của trật tự sắp tới ở Á Châu. Ngoài ra, trong tầm mức thuần túy thực tiển, ADB đã không tài trợ các nhu cầu thực sự — nhằm kiến tạo một hạ tầng cơ sở ở Á Châu như giới lãnh đạo Trung Quốc luôn mơ ước. Và đó là lý do đã đưa đến sự ra đời của AIIB.[3]

Cũng không nên quên Trung Quốc hiện đã là đối tác mậu dich hàng đầu của Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, sau đó mới đến Sri Lanka và Nepal. Trung Quốc cũng là đối tác mậu dịch số một đối với các quốc gia thành viên Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), mặc dù các xung đột ồn ào về chủ quyền vùng biển giàu tiềm năng dầu và hơi đốt thiên nhiên gần đây giữa Trung Quốc và các xứ trong khu vực. Chúng ta đang nói đến giấc mơ mãnh liệt của một vùng hội tụ 600 triệu dân Đông Nam Á, 1,3 tỉ dân Trung Quốc, và 1,5 tỉ trong tiểu lục địa Ấn.

Chỉ có 3 thành viên APEC – không kể Hoa Kỳ — đã không bỏ phiếu chấp thuận ngân hàng mới: Nhật, Nam Hàn, và Úc, cả ba dưới áp lực nặng nề từ chính quyền Obama. Riêng Indonesia cũng đã ký gia nhập thỏa ước vài ngày sau đó. Và Úc đang ngày một cảm thấy khó khăn đề kháng sức cám dỗ hay thu hút của điều thời thượng được mệnh danh là “ngoại giao nhân dân tệ” hay “yuan diplomacy.”

Trong thực tế, dù cho những gì đại đa số các quốc gia Châu Á có thể nghĩ về câu Trung Quốc tự mô tả: “trỗi dậy một cách hòa bình,” đại đa số các quốc gia nầy cũng đã và đang xa lánh dần hay quay lưng lại đối với một thế giới mậu dịch và thương mãi do Hoa-Thịnh-Đốn-và-NATO-khống-chế và toàn bộ các thỏa ước đi kèm, từ Đối Tác Mậu Dịch và Đầu Tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) ở Âu Châu đến Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).[4]

KHI NGA VỒ VẬP TRUNG QUỐC

Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc một APEC cực kỳ tốt đẹp. Sau khi Nga và Trung Quốc đã ký kết thỏa ước hơi đốt khổng lồ, trị giá 400 tỉ USD, trong tháng 5-2014 – chung quanh tuyến ống dẫn năng lượng Powerof Siberia pipeline, công tác xây dựng đã bắt đầu trong cùng năm, họ cũng đã thành đạt một thỏa ước thứ hai trị giá 325 tỉ USD, chung quanh tuyến ống dẫn Altai pipeline xuất phát từ Tây Siberia.

Hai thỏa ước năng lượng đồ sộ nầy không có nghĩa Bắc Kinh sẽ lệ thuộc Mạc Tư Khoa về năng lượng, mặc dù cả hai họp lại sẽ thỏa mãn 17% nhu cầu hơi đốt thiên nhiên của Trung Quốc vào năm 2020. Tuy nhiên, hơi đốt chỉ chiếm 10% tổng số năng lượng, cả dầu lẫn hơi đốt hiện nay.

Dù sao các thỏa ước nầy cũng đã báo hiệu gió đang thổi chiều nào trong lòng liên lục địa Âu-Á.

Mặc dù các ngân hàng Trung Quốc không thể thay thế các ngân hàng Nga, bị thương tổn trầm trọng bởi các chế tài của Hoa Thịnh Đốn và Liên Hiệp Âu Châu, các ngân hàng Trung Quốc vẫn đem lại cho Mạc Tư Khoa, đang gặp nhiều khó khăn vì giá dầu tuột dốc gần đây, khả năng  giảm thiểu  các tác động của chế tài dưới hình thức khả năng tiếp cận các định chế tín dụng Trung Quốc.

Trên mặt trận quân sự, Nga và Trung Quốc hiện đã có nhiều cam kết thao diễn quân sự hỗn hợp cỡ lớn, trong khi hệ thống tên lửa phòng không tiền tiến S-400 của Nga sẽ sớm được gửi đến Bắc Kinh. Ngoài ra, lần đầu tiên trong kỷ nguyên hậu Chiến Tranh Lạnh, Putin gần đây đã nêu lên chủ thuyết trong kỷ nguyên Xô Viết trước đây về an ninh tập thể ở Á Châu như một trụ cột khả dĩ trong một đối tác chiến lược Nga-Trung mới.

Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng đã gọi những động thái kể trên “cây phi lao xanh của tình hữu nghị Nga-Trung” (the evergreen tree of Chinese-Russian friendship) – hay bạn cũng có thể xem đó như chốt chiến lược của Putin ở Trung Quốc. Trong bất cứ trường hợp nào, Hoa Thịnh Đốn cũng không mấy thích thú khi thấy Nga và Trung Quốc khởi sự phối hợp quyền lực với nhau: sở trường của Nga trong địa hạt không gian, kỹ thuật phòng vệ, và kỹ nghệ biến chế sản xuất các trang bị phẩm hạng nặng phối hợp với sở trường của Trung Quốc về nông nghiệp, kỹ nghệ nhẹ, và kỹ thuật thông tin.

Trong nhiều năm nay, các tuyến ống dẫn năng lượng của Nga, không phải của Tây Phương, đã khá rõ ràng thắng thế. Vở ca-vũ-kịch hoành tráng Pipelineistan mới nhất – sự hủy bỏ tuyến dẫn năng lượng South Stream tương lai của Gazprom nhằm chuyên chở nhiều hơi đốt thiên nhiên của Nga  đến Âu Châu – cuối cùng cũng chỉ giúp bảo đảm một hội nhập năng lượng ngày một lớn lao hơn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào liên-lục-địa Âu-Á mới trên đường hội nhập.[5]

KỶ NGUYÊN ĐƠN CỰC RÚT NGẮN

Tất cả hệ thống quan hệ đan xen phôi thai vừa mô tả đang hé mở một dịch chuyển địa chính trị vĩ mô liên lục địa Âu-Á cho đến nay các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ vẫn đơn thuần chưa thể nắm bắt. Tình hình không có nghĩa không một ai đã ghi nhận các chỉ dấu các địa tầng đang rung chuyển hay kinh qua nhiều chuyển biến hướng đến một trật tự thế giới mới.

Thực vậy, chúng ta đã có thể cảm nhận nỗi bàng hoàng trong bầu không khí bao trùm giới lãnh đạo Hoa Thịnh Đốn. Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại đang phơi bày thái độ ta thán về viễn tượng khả dĩ: kỷ nguyên biệt lệ của siêu cường duy nhất đang trong quá trình “rệu rã” hay “unraveling.” Ủy Hội Tái Thẩm Định Kinh Tế và An Ninh Mỹ-Trung chỉ có thể chỉ trích cấp lãnh đạo Trung Quốc thiếu “trung tín” hay chung thủy, thù ghét “cải cách,” và có thái độ thù nghịch đối với nhu cầu “tự do hóa kinh tế.”[6]

Những thành phần đa nghi luôn xoi mói trách móc một “Trung Quốc tân phú” (upstart China) đang gây xáo trộn trong “trật tự thế giới,” phương hại đến “hòa bình và thịnh vượng” ở Á Châu, và có thể tạo lập một “dạng Chiến Tranh Lạnh mới trong khu vực.

Trong nhãn quan của Hoa Thịnh Đốn, một Trung Quốc đang lên, đã hẳn, luôn là mối đe dọa lớn lao ở Á Châu, nếu không phải trên toàn thế giới, ngay cả khi Ngũ Giác Đài đang chi tiêu nhiều ngân khoản khổng lồ để duy trì đế quốc toàn cầu ngày một lớn mạnh của chính mình. Những câu chuyện Hoa Thịnh Đốn tung ra về đe dọa của một Trung Quốc mới trong vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á, tuy vậy, chẳng bao giờ nhắc tới thực tế Trung Quốc luôn bị bao vây bởi hệ thống căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, nhưng  vẫn thiếu vắng một căn cứ bên ngoài lãnh thổ của chính mình.

Đã hẳn, Trung Quốc hiện đang đối diện với nhiều vấn đề hắc búa, kể cả áp lực áp đặt bởi “siêu cường duy nhất toàn cầu.” Chẳng hạn, Bắc Kinh e ngại các đe dọa đối với an ninh của các nguồn cung cấp năng lượng nước ngoài qua đường biển, một âu lo giải thích những số đầu tư kếch sù để tạo dựng một Pipelineistan, được nhiệt liệt đón nhận từ Trung Á đến Siberia.

Những âu lo về tương lai năng lượng cũng giúp giải thích nhu cầu “thoát khỏi Eo Biển Malacca” qua nỗ lực tiếp cận các nguồn cung cấp năng lượng từ Phi châu và Nam Mỹ, cũng như giải thích thái độ hung hăng đã và đang được tranh luận gắt gỏng đòi hỏi chủ quyền trong nhiều khu vực giàu năng lượng trong vùng Đông và Nam Hải — khu vực Bắc Kinh tin có thể trở thành một “Vịnh Ba Tư thứ hai,” với một trữ lượng có thể lên đến 130 tỉ thùng dầu.

Trong mặt trận đối nội, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã tiết lộ chi tiết một viễn kiến nặng về thành quả của Trung Quốc trong thập kỷ tới. Theo bản đồ lộ trình, danh sách các cải cách phải thực thi cũng không kém phần ấn tượng.

Âu lo duy trì đà phát triển kinh tế của Trung Quốc, vốn sẵn với  kích cỡ số một của thế giới, cần được tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao ấn tượng, họ Tập cũng đẩy mạnh phong trào chống tham nhũng, lạm quyền, và phung phí, nhất là trong nội bộ đảng Cộng Sản.

Hiệu quả kinh tế cũng là một vấn đề chủ yếu khác. Các xí nghiệp quốc doanh hiện đang đầu tư 2,3 nghìn tỉ USD mỗi năm – khoảng 43 % tổng số đầu tư – vào hạ tầng cơ sở. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu tại Trường Quản Lý thuộc Đại Học Tsinghua đã chứng tỏ một loạt các vụ đầu tư vào các cơ sở, từ nhà máy sắt thép đến các nhà máy xi măng, đã chỉ làm gia tăng khả năng thặng dư và vì vậy trong thực tế đã làm sụt giảm năng suất ở Trung Quốc.

Xiaolu Wang và Yixiao Zhou, tác giả các công trình nghiên cứu hàn lâm “Cải Cách Sâu Sắc vì Tăng Trưởng và Phát Triển trong Trường Kỳ của Trung Quốc” — “Deepening Reform for China’s Long-term Growth and Development,” đã đưa ra lập luận: Trung Quốc sẽ khó lòng vượt qua mức lợi tức trung bình để bước lên mức lợi tức cao – một đòi hỏi then chốt để củng cố địa vị một cường quốc toàn cầu thực sự. Để đạt mục tiêu, Nhà Nước cần phải đầu tư đại trà vào các địa hạt an sinh xã hội, phụ cấp thất nghiệp và y tế, hiện chiếm 9,8% và 15,1% ngân sách trong năm 2014 – một bách phân tương đối cao đối với các quốc gia Tây Phương, nhưng không đủ cao đối với nhu cầu của Trung Quốc.

Dù vậy, những ai đã theo dõi nghêm chỉnh những gì Trung Quốc đã thành đạt trong vòng ba thập kỷ vừa qua đều hiểu rõ: dù gặp phải nhiều vấn đề, nhiều đe dọa, Trung Quốc vẫn luôn tiến bước một cách vững chắc. Như một mực thước đo lường tham vọng của Trung Quốc nhằm tái định hình bản đồ mậu dịch và uy quyền trên thế giới, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đang tư duy bằng cách nào, trong tương lai gần, quan hệ với Âu Châu cũng phải được tái định hình theo phương cách mang tính lich sử.

ĐI TÌM MỘT CỘNG ĐỒNG HÀI HÒA

Vào đúng lúc Trung Quốc đề nghị một hội nhập Âu-Á mới, Hoa Thịnh Đốn đã lựa chọn một “đế quốc hỗn độn,”(“empire of chaos”) một hệ thống toàn cầu đang gây tang tóc điêu tàn và phản tác dụng trong khắp vùng Trung Đông Nới Rộng, Phi Châu, và ngay cả các vùng ngoại vi Âu Châu.

Trong bối cảnh đó, nỗi âu lo “Chiến Tranh Lạnh Mới ngày một trở nên nghiêm trọng ở Hoa Kỳ, Âu Châu, và Liên Bang Nga.” Vì vậy, hơn bất cứ ai, nguyên lãnh tụ Xô Viết Mikhail Gorbachev và học giả Noam Chomsky, hai nhân vật đã có nhiều trải nghiệm về Chiến Tranh Lạnh, đã lên tiếng cảnh cáo. Nghị trình của Hoa Thịnh Đốn gây suy thoái và cô lập Liên Bang Nga, xét cho cùng, sẽ cực kỳ nguy hiểm, ngay cả khi, trong trường kỳ, nghị trình cũng đã có nhiều  triệu chứng rồi ra có thể thất bại.

Hiện nay, dù có nhiều nhược điểm, Mạc Tư Khoa vẫn là đại cường duy nhất có đủ khả năng thương nghị với Hoa Thịnh Đốn một thăng bằng chiến lược toàn cầu và phương cách giảm thiểu quyền hạn một “đế quốc hỗn độn” của siêu cường duy nhất. Các quốc gia thành viên NATO vẫn luôn theo đuôi Hoa Thịnh Đốn và Trung Quốc vẫn chưa thành đạt tầm ảnh hưởng chiến lược cần thiết.

Dù sao, Nga, cũng như Trung Quốc, đang tin tưởng ở tiềm năng hội nhập Âu-Á. Chỉ cách đây bốn năm, Vladimir Putin cũng đã đề xướng “một cộng đồng kinh tế hài hòa trải dài từ Lisbon đến Vladivostok,” trong khuôn khổ một thỏa ước mậu dịch tự do xuyên Âu-Á. Tuy nhiên, ngày nay, với Hoa Kỳ, NATO, và Nga đang bị mây mù xung đột Ukraine không mấy khác một Chiến Tranh Lạnh Mới ám ảnh, với Liên Hiệp Âu Châu (EU) bất lực, chưa đủ khả năng tự tách khỏi NATO, mô hình mới hiện hữu hình như chưa đạt trình độ hội nhập trọn vẹn ngoài nỗi âu lo cuồng nhiệt về nguy cơ một tương lai hỗn độn đang lan tràn trong khu vực Âu-Á.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên loại trừ khả năng đổi thay nhờ ở động lực nội tại của tình hình (the dynamics of the situation). Trong trường kỳ, khả năng nầy hình như khá khả tín. Một ngày nào đó, Đức Quốc rất có thể dẫn dắt nhiều quốc gia   Âu Châu thoát khỏi NATO’s “logic”, bởi lẽ các các công, thương, kỹ nghệ gia Đức luôn quan tâm đến tương lai doanh lợi với tiềm năng sáng sủa trong một liên minh Âu-Á mới. Mặc dù mới nghe có vẻ lạ tai trong bối cảnh chiến tranh ồn ào ớ Ukraine, canh bài cuối vẫn rất có thể đến từ một liên minh Berlin-Moscow-Beijing.

Trong hiện tình, sự lựa chọn giữa hai mô hình sẵn có trên hành tinh quả thật không mấy hấp dẫn: hội nhập Âu-Á còn khập khiểng hay một đế quốc ngày một hỗn độn.  Trung Quốc và Nga hiểu rõ những gì họ muốn, và Hoa Thịnh Đốn hình như cũng khó làm được gì tốt lành.

Vấn đề còn lại có thể tóm tắt: các quốc gia đang do dự băn khoăn trong hay ngoài hai lục địa Âu-Á cũng đã đến lúc phải chung sức tìm kiếm một trật tự thế giới mới cần thiết cho sự trường tồn của nhân loại.

 

Nguyễn Trường

Irvine, California, U.S.A.

04-01-2015

 

 

[1] “where amazing happens!

[2] Now, mix the Silk Road strategy with heightened cooperation among the BRICS countries (Brazil, Russia, India, China, and South Africa), with accelerated cooperation among the members of the Shanghai Cooperation Organization (SCO), with a more influential Chinese role over the 120-member Non-Aligned Movement (NAM) — no wonder there’s the perception across the Global South that, while the U.S. remains embroiled in its endless wars, the world is defecting to the East.

[3] Consider its establishment a Sino-Indian response to the Asian Development Bank (ADB), founded in 1966 under the aegis of the World Bank and considered by most of the world as a stalking horse for the Washington consensus.

When China and India insist that the new bank’s loans will be made on the basis of “justice, equity, and transparency,” they mean that to be in stark contrast to the ADB (which remains a U.S.-Japan affair with those two countries contributing 31% of its capital and holding 25% of its voting power) — and a sign of a coming new order in Asia.  In addition, at a purely practical level, the ADB won’t finance the real needs of the Asian infrastructure push that the Chinese leadership is dreaming about, which is why the AIIB is going to come in so handy.

 

[4] In fact, whatever the overwhelming majority of Asian nations may think about China’s self-described “peaceful rise,” most are already shying away from or turning their backs on a Washington-and-NATO-dominated trade and commercial world and the set of pacts — from the Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP) for Europe to the Trans-Pacific Partnership (TPP) for Asia — that would go with it.

[5] It’s also been clear for years that, across Eurasia, Russian, not Western, pipelines are likely to prevail. The latest spectacular Pipelineistan opera — Gazprom’s cancellation of the prospective South Stream pipeline that was to bring yet more Russian natural gas to Europe — will, in the end, only guarantee an even greater energy integration of both Turkey and Russia into the new Eurasia.

[6] All these interlocked developments suggest a geopolitical tectonic shift in Eurasia that the American media simply hasn’t begun to grasp. Which doesn’t mean that no one notices anything.

You can smell the incipient panic in the air in the Washington establishment.  The Council on Foreign Relations is already publishing laments about the possibility that the former sole superpower’s exceptionalist moment is “unraveling.” The U.S.-China Economic and Security Review Commission can  only blame  the Chinese leadership for being “disloyal,” adverse to “reform,” and an enemy of the “liberalization” of their own economy.

 

nktruong92606@yahoo.com
Add to circles

Show details